Danh mục

Liên kết vùng của chuỗi giá trị hàng hóa nông lâm nghiệp (Nghiên cứu điển hình trên lưu vực Sông Ba, Sông Kôn)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 894.86 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu phương pháp luận liên kết vùng theo lưu vực sông, áp dụng cho liên kết giữa vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trong xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa nông lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu xác định: Lưu vực Sông Ba, Sông Kôn là vùng có thế mạnh cho phát triển gỗ rừng trồng và mía đường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết vùng của chuỗi giá trị hàng hóa nông lâm nghiệp (Nghiên cứu điển hình trên lưu vực Sông Ba, Sông Kôn) Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam LIÊN KẾT VÙNG CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ HÀNG HÓA NÔNG LÂM NGHIỆP (NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TRÊN LƯU VỰC SÔNG BA, SÔNG KÔN) Nguyễn Hữu Xuân1*, Nguyễn An Thịnh2, Ngô Anh Tú1, Phan Thái Lê1, Nguyễn Trọng Đợi1, Cao Thị Bích Ngọc3 1 Trường Đại học Quy Nhơn; 2 Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội; 3 Học viên cao học chuyên ngành Địa lý tự nhiên, Trường ĐH Quy Nhơn * Email: nguyenhuuxuan@qnu.edu.vn Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu phương pháp luận liên kết vùng theo lưu vực sông, áp dụng cho liên kết giữa vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trong xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa nông lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu xác định: Lưu vực Sông Ba, Sông Kôn là vùng có thế mạnh cho phát triển gỗ rừng trồng và mía đường. Diện tích rừng trồng đạt 148.000 ha (2017) trong đó, diện tích rừng trồng thành rừng đạt 114.000 ha, năng suất trung bình 61,8 tấn/ha, sản lượng gỗ rừng trồng tới 7,75 triệu tấn; Diện tích mía 75.500 ha, sản lượng mía cây 13,5 triệu tấn; Đã hình thành nhiều nhà máy chế biến nông lâm sản quy mô lớn; Có cảng biển hàng hóa xuất khẩu nông sản,... Nghiên cứu này đã xác lập cơ sở khoa học cho việc hình thành mô hình liên kết theo chuỗi giá trị nông sản gỗ rừng trồng và mía đường với các khâu liên kết gồm: khâu sản xuất, khâu thu mua, vận chuyển, khâu chế biến và khâu tiêu thụ nhằm gia tăng giá trị hàng hóa, góp phần phát triển bền vững nông lâm nghiệp của địa phương. Từ khóa: Liên kết vùng, chuỗi giá trị, sản xuất nông lâm nghiệp, Sông Ba, Sông Kôn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Liên kết vùng là hình thành các không gian kinh tế để thúc đẩy sự phát triển với lựa chọn các cực phát triển ban đầu, xóa bỏ ranh giới địa lý hành chính, nhằm giải phóng tiềm lực địa phương và khả năng phối kết hợp giữa các địa phương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong liên kết vùng giữa Tây Nguyên - Nam Trung Bộ theo lưu vực sông, việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp có tác dụng huy động các nguồn lực, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa, tăng cường hội nhập quốc tế. Lưu vực Sông Ba và Sông Kôn, trong phạm vi lãnh thổ các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên và Bình Định có vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này bao gồm: dân số tăng nhanh, tỷ lệ nghèo cao, nhóm ngành I chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế,… Suy thoái tài nguyên đất - nước - rừng, tai biến thiên nhiên có xu hướng gia tăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang thách thức sự phát triển bền vững của khu vực. Trong lưu vực Sông Ba, Sông Kôn, đã hình thành và phát triển một số liên kết theo chuỗi giá trị đối với mía đường, gỗ rừng trồng,… trên cơ sở liên kết giữa các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh với chuỗi cung ứng các yếu tố đầu vào, sản xuất và chế biến sâu, tạo ra sản phẩm tiêu dùng cuối cùng có giá trị gia tăng và chất lượng cao, có sức canh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, các mô hình liên kết hoạt động giữa các doanh nghiệp, tổ chức việc phân phối giống, vật tư nông nghiệp, cung cấp kỹ thuật, kiểm soát quá trình sản xuất,… đến hộ nông dân thực hiện các quy trình theo đúng hướng dẫn của công ty, doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Bài viết trình bày cơ sở khoa học về liên kết vùng Tây Nguyên - Nam Trung Bộ theo lưu vực Sông Ba, Sông Kôn phục vụ phát triển chuỗi giá trị hàng hóa nông lâm nghiệp. Xác lập quy trình mô hình tổ chức lãnh thổ liên vùng gồm: i) Phân tích cơ sở khoa học và pháp lý cho xây dựng mô hình liên kết vùng; ii) Tính toán chi phí lợi ích, hiệu quả kinh tế, môi trường của chuỗi giá trị trong liên kết; iii) Xác định không gian liên kết xây dựng và phát triển chuỗi giá trị; iv) Phân tích, xác lập nguyên tắc và khả năng phối hợp triển khai thực hiện mô hình liên kết của các chủ thể tham gia chuỗi giá trị hàng hóa gỗ rừng trồng và chuỗi giá trị mía đường. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài báo đã sử dụng một số phương pháp thực hiện sau: - Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu: Xử lý chuỗi dữ liệu thống kê lâm nghiệp, cây trồng của 37 huyện, thị thuộc 4 tỉnh của 2 lưu vực Sông Ba và Sông Kôn. 294 Nguyễn Hữu Xuân, Nguyễn An Thịnh, Ngô Anh Tú, Phan Thái Lê, Nguyễn Trọng Đợi, Cao Thị Bích Ngọc - Phương pháp phỏng vấn nhanh nông thôn (PRA): Kết hợp với khảo sát thực địa, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân có trồng rừng, trồng mía, hộ gia đình làm dịch vụ khuyến nông, quản lý nhà máy, doanh nghiệp (đại diện cơ sở buôn bán vật tư, thu mua, vận chuyển gỗ rừng, mía), phỏng vấn nhanh theo Bảng hỏi, ghi nhận kết quả và xử lý theo yêu cầu. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 120 hộ dân trồng mía, trồng keo, bạch đàn của 4 tỉnh trên 2 lưu vực; 30 cơ quan quản lý cấp huyện/thị và công ty. Nội dung tập trung vào các lĩnh vực: Quy mô sản xuất mía đường, gỗ rừng trồng; hiệu quả sản xuất (kinh tế, xã hội, môi trường); Thực trạng liên kết sản xuất và hiệu quả của liên kết; Những khó khăn và thách thức của liên kết theo chuỗi giá trị nông lâm sản và đề xuất kiến nghị cho sản xuất liên kết của các hộ dân và cơ quan quản lý nhà nước. - Phương pháp phân tích không gian ứng dụng GIS: Sử dụng một số phần mềm GIS cho việc xây dựng/biên tập bản đồ rừng trồng; Trích xuất dữ ...

Tài liệu được xem nhiều: