Danh mục

Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Ngô Tất Tố - Nhà báo thành tựu xuất sắc qua mảng Tạp văn - Tiểu phẩm

Số trang: 116      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.56 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 116,000 VND Tải xuống file đầy đủ (116 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Ngô Tất Tố - Nhà báo thành tựu xuất sắc qua mảng Tạp văn - Tiểu phẩm" trình bày về các nội dung:tư tưởng và quan niệm của Ngô Tất Tố về làm báo, viết văn, nội dung tư tưởng của tạp văn - tiểu phẩm Ngô Tất Tố, nghệ thuật viết tiểu phẩm của Ngô Tất Tố. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Ngô Tất Tố - Nhà báo thành tựu xuất sắc qua mảng Tạp văn - Tiểu phẩmBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÔ TẤT TỐ - NHÀ BÁO THÀNH TỰU XUẤT SẮC QUA MẢNG TẠP VĂN - TIỂU PHẨM CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 5-04-33 LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học : GS - PTS TRẦN HỮU TÁ Người thực hiện: TRẦN VẦN DỮNG 1997 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÔ TẤT TỐ - NHÀ BÁO THÀNH TỰU XUẤT SẮC QUA MẢNG TẠP VĂN - TIỂU PHẨM CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 5-04-33 LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS - PTS TRẦN HỮU TÁ Người thực hiện: TRẦN VẦN DỮNG 1997 Luận án thạc sĩ PHẦN MỞ ĐẦU I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nói đến Ngô Tất Tố, người đọc liên tưởng ngay đến tác giả của tiểu thuyết Tắt đèn, một tác phẩm xuất sắc đã góp phần đưa tên tuổi của nhà văn lên vị trí xứng đáng trong dòng văn học hiện thực nước ta, giai đoạn 1930 - 1945. Từ khi mới ra đời Tắt đèn đã được nhiều nhà văn, nhà báo thời đó khen ngợi và đánh giá cao "một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy"(1). Không chỉ có Tắt đèn mà còn nhiều tác phẩm khác của Ngô Tất Tố như: Việc làng, Lều chõng, những bài báo và các công trình khảo cứu, dịch thuật... cũng được đông đảo công chúng độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt. Ngày nay, tác phẩm của ông được đưa vào dạy ở trường phổ thông và đại học. Thân thế và sự nghiệp của ông được nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học quan tâm, nhiều thế hệ sinh viên chọn làm luận văn tốt nghiệp ở bậc đại học và cao hơn. Vào ngày 10-6-1996 một vinh dự lớn đã đến với Ngô Tất Tố là các tác phẩm: Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng, Phiên chợ trung du (bút ký năm 1947 - 1948) được trao giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I). Đây là hình thức khen thưởng cao nhất của Đảng - Nhà nước tặng cho những công trình đặc biệt xuất sắc, đã được công bố hoặc sử dụng kể từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay. Theo đánh giá của Hội đồng trao giải, tất cả 77 cụm công trình, tác phẩm được tặng thưởng đợt này đều có giá trị cao về khoa học, văn học nghệ thuật, có ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài trong đời sống nhân dân, cũng như góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước. Như vậy, sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố, thêm một lần nữa được khẳng định ở vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông từng làm say mê nhiều thế hệ độc giả, trong đó có tôi. (Lần đầu tiên tôi được làm quen với tác giả Ngô Tất Tố qua tác phẩm Tắt đèn, cách đây đã hơn hai mươi năm). Không khí náo động, căng thẳng, ngột ngạt của làng Đông Xá trong vụ thuế, dưới thời Pháp thuộc được ông miêu tả như vẫn còn in đậm trong trí nhớ của tôi: cổng làng đóng chặt, việc đồng áng đình đốn, dân làng bị dồn lại và bọn (1) Vũ Trọng Phụng viết trên tờ Thời vụ năm 1939, trích lại trong Lịch sử Văn học Việt Nam, tập V, NXB Giáo dục 1978, trang 213. 1 Luận án thạc sĩ cường hào bắt đầu đốc thuế bằng gậy gộc, cùm kẹp. Giữa tiếng thúc giục dồn dập của "mõ cá trên cột đình", "trống cái dưới xá đình", người nông dân đầu óc căng thẳng, hoặc chạy ngược chạy xuôi vay nợ, cầm đồ, hoặc kêu khóc thảm thiết. Sau lũy tre xanh, làng Đông Xá êm đềm, lặng lẽ bỗng trở thành một bãi chiến trường. Tôi vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây tiếng kêu uất ức của chị Dậu và hình dung được cảnh chị nghiến hai hàm răng lại, thách thức và đánh ngã hai tên bộ hạ hung hăng của quan phụ mẫu và cụ lý. Mỗi lần đọc lại hai câu thơ cùa Tố Hữu: " Nửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy". là tôi lại liên tưởng đến Tắt đèn và nhớ đến Ngô Tất Tố. Sau này, khi học lên đại học, có điều kiện đọc nhiều tác phẩm khác của Ngô Tất Tố, tôi nhận ra: bên cạnh các sáng tác văn học, ông còn viết nhiều công trình nghiên cứu, khảo cứu, nhiều bài bình luận thời sự có giá trị. Đặc biệt là trên lĩnh vực báo chí, ông cũng đã chứng tỏ được mình là một cây bút tài hoa hiếm thấy trong làng báo Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi mà nền báo chí nước nhà vừa mới phát triển. Trong khoảng thời gian mười lăm năm (1930 1945), trên các báo ngày, báo tuần, tạp chí khắp cả Bắc - Trung - Nam, xuất hiện liên tục các bài văn ngắn của Ngô Tất Tố, dưới nhiều tên ký khác nhau. Vào thời đó "độc giả khắp trong Nam ngoài Bắc, không ai là không biết đến danh tiếng của ông". Chính những bài văn ngắn này là mảng được ông đầu tư vào đó nhiều công sức và tâm huyết nhất. Lớp hậu sinh của chúng tôi ngày nay chỉ được đọc một phần rất nhỏ trong số hàng ngàn trang viết của nhà báo Ngô Tất Tố. Nhưng chỉ với một phần nhỏ ấy thôi, cũng đủ làm cho chúng tôi kính phục văn tài của ông. Đọc lại những tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố viết cách đây hơn nửa thế kỷ, nhiều khi chúng tôi hết sức ngạc nhiên và tự hỏi: Làm sao một nhà nho áo the khăn xếp, từng bị các đồng nghiệp chế giễu "suốt đời không biết ăn kem Bờ Hồ", lại có thể viết những bài báo sắc sảo, hiện đại đến như thế? Vừa thâm nho, uyên bác đậm tính triết lý phương Đông, vừa đầy chất trí tuệ của phương Tây. Và điều gì đã thôi thúc ông, vừa có tài viết "mỗi ngày một chuyện" vừa có tài viết "mỗi bài một kiểu", không đơn điệu, trùng lắp và luôn đem đến cho người đọc một sự thú vị. Thế nhưng, từ trước đến nay mảng tạp văn của ông không được mấy người biết đến, trừ một số bậc cao niên và những nhà nghiên cứu. 2 Luận án thạc sĩ Nhiều người khá quen thuộc với nhà văn hiện thực Ngô Tất Tố, nhưng chưa biết nhiều hoặc không biết nhà báo Ngô Tất Tố. Thậm chí có nhà báo được đào tạo qua trường lớp đàng hoàng, đã từng viết tiểu phẩm báo chí, nhưng khi được hỏi về tạp văn - tiểu phẩm của Ngô Tất Tố thì tỏ ra xa lạ, vì chưa được đọc đến bao giờ. Có người nghĩ đó là những tiểu phẩm đã "xưa như trái đất", đáng được đưa vào bảo tàng, không còn cần thiết đối với những người làm báo thời hiện đại. Nghĩ như vậy là chưa hiểu nhiều về nhà báo Ngô Tất Tố. Là người yêu thích văn chương của ông, tôi chọn "mảng không được mấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: