Danh mục

Luận án Tiến sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Số trang: 166      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án phân tích những nội dung lý luận về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước, như: khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung, hình thức, các bộ phận hợp thành thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam; trình bày một số kinh nghiệm có giá trị qua tham khảo thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước của một số nước trên thế giới. - Khái quát quá trình hình thành, phát triển thể chế pháp. Trên cơ sở kết quả đạt được từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nêu ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm soát quyền lực nhà nước là nhu cầu tất yếu trong quá trình tổchức thực thi quyền lực nhà nước, là yếu tố trung tâm của nhà nước phápquyền. Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng quyền lực nhà nước phải được kiểmsoát, không thể để quyền lực tuyệt đối không giới hạn. Bất kỳ cơ quan, tổchức, cá nhân nào khi được giao sử dụng quyền lực nhà nước đều phải chịu sựkiểm soát để không xảy ra các tệ nạn độc quyền, cửa quyền, đặc quyền, lạmquyền, tiếm quyền,… làm tha hoá bản chất và mục đích ban đầu của quyềnlực nhà nước. Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước tahiện nay đang đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức, như: tham nhũng chưabị đẩy lùi; dân chủ có lúc, có nơi bị vi phạm; kỷ cương, kỷ luật ở một số cấp,một số lĩnh vực không nghiêm. Nhiều biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hộiđang có xu hướng đi ngược lại với tôn chỉ, mục đích mà Đảng, Nhà nước tahướng đến là xây dựng một Nhà nước phục vụ Nhân dân, gắn bó mật thiết vớiNhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của Nhân dân, tôn trọng, lắngnghe ý kiến của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân, có cơ chế vàbiện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Mặt khác, chúng ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới toàn diện, hội nhập sâu rộng, theo đó giảiquyết mối quan hệ nhà nước - thị trường - xã hội trong các lĩnh vực phát triểnngày càng trở nên quan trọng. Chúng ta cũng đang xây dựng nền dân chủ xãhội chủ nghĩa mà trong đó các quyền con người, quyền công dân phải đượcbảo đảm, Nhà nước phải là nhà nước “có trách nhiệm”, nhà nước “kiến tạo 1phát triển”. Như vậy, cả về lý luận và thực tiễn, kiểm soát quyền lực nhà nướclà đề tài cấp bách hiện nay. Kiểm soát quyền lực nhà nước chỉ có thể có hiệu lực và hiệu quả khihoạt động này được thể chế hoá bằng luật pháp. Kinh nghiệm cho thấy, có thểkiểm soát quyền lực nhà nước bằng những cách khác nhau: bằng đạo đức,bằng tập quán, thông lệ truyền thống hay bằng dư luận xã hội… Nhưng vớiđặc trưng của nhà nước pháp quyền là tính thượng tôn của pháp luật, thì khivà chỉ khi được quy định bằng pháp luật, có thể chế pháp lý bảo đảm, các biệnpháp kiểm soát quyền lực nhà nước mới có đầy đủ sức mạnh và tính khả thi. Hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế pháp lý, là một trong nhữngkhâu đột phá của nước ta đã được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứXI (năm 2011), tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện, vẫn còn nhiều hạn chế.Quá trình tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới đấtnước (1986 – 2016), đặc biệt 10 năm đổi mới gần đây, tại Đại hội Đảng toànquốc lần thứ XII cho thấy động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đãkhông còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêmđộng lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Ngu n độnglực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ củaNhân dân. Với các quy định của Hiến pháp năm 2013, cơ sở hiến định về kiểmsoát quyền lực nhà nước đã được ghi nhận nhưng thể chế pháp lý về kiểm soátquyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay chưa hoàn thiện. Kiểm soát giữa cáccơ quan trong bộ máy nhà nước đã được cụ thể hoá một bước trong các luậtvề tổ chức bộ máy nhà nước nhưng vẫn còn phải tiếp tục; phương thức lãnhđạo và kiểm soát của Đảng đối với Nhà nước cần được làm rõ hơn; kiểm soátquyền lực nhà nước từ phía nhân dân mới được quy định có tính nguyên tắc,muốn thực hiện cần xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các luật vàvăn bản dưới luật kèm theo. 2 Những phân tích nêu trên cho thấy nghiên cứu “Thể chế pháp lý vềkiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam” hiện nay là vấn đề thực sự cấpthiết. Qua tìm hiểu, Nghiên cứu sinh nhận thấy có nhiều nghiên cứu về quyềnlực nhà nước và những cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, song nghiêncứu toàn diện về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta thìchưa thực sự được chú ý. Do đó, Nghiên cứu sinh đã đề xuất và được chọn đềtài: “Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam” để thựchiện Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thể chế pháp lý kiểmsoát quyền lực nhà nước; khái quát sự hình thành, phát triển, đánh giá đượcthực trạng và nêu ra những bất cập của thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lựcnhà nước ở Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó xác định những yêu cầu và kiếnnghị giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ởViệt Nam thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích những nội dung lý luận về thể chế pháp lý kiểm soát quyềnlực nhà nước, như: khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung, hình thức, các bộphận hợp thành thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam;trình bày một số kinh nghiệm có giá trị qua tham khảo thể chế pháp lý vềkiểm soát quyền lực nhà nước của một số nước trên thế giới. - Khái quát quá trình hình thành, phát triển thể chế pháp lý về kiểm soátquyền lực nhà nước ở Việt Nam trên nền tảng các bản hiến pháp đã có tronglịch sử lập hiến nước ta; tập trung đánh giá thực trạng thể chế và việc thựchiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước theo các quy định củaHiến pháp năm 2013. 3 - Trên cơ sở kết quả đạt được từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn,nêu ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý vềkiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta thời gian tới. 3. Cơ sở lý luận và phươ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: