Danh mục

Luận án Tiến sĩ Văn học: So sánh thi pháp truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme Campuchia với vượt biển của dân tộc Tày ở Việt Nam

Số trang: 208      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.27 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiệm vụ của luận án là phân tích các khía cạnh, các bình diện thi pháp của hai tác phẩm Tum Tiêu, Vượt biển, xem xét môi trường văn hóa, lịch sử của các tác phẩm để có thể tiến hành so sánh loại hình truyện thơ Khơme và truyện thơ Tày.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Văn học: So sánh thi pháp truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme Campuchia với vượt biển của dân tộc Tày ở Việt Nam VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CÙ THỊ ÁNH NGỌC SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠTUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂN CỦA DÂN TỘC TÀY Ở VIỆT NAM Ngành: Lí luận văn học Mã số: 9.22.01.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌCNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC NINH HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trongluận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án CÙ THỊ ÁNH NGỌC MỤC LỤCMỞ ĐẦU .........................................................................................................................1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................61.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện thơ ở Việt Nam và nước ngoài..................61.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu hai truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển ...............17CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 262.1. Thi pháp và thi pháp học lịch sử ............................................................................262.2. Văn học so sánh và so sánh song song ...................................................................332.3. Thi pháp truyện thơ và truyện thơ Đông Nam Á ...................................................362.4. Sự hình thành văn bản hai truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển ............................... 52CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG CỦA HAI TRUYỆN THƠ TUMTIÊU VÀ VƯỢT BIỂN .................................................................................................663.1. Cốt truyện ...............................................................................................................663.2. Nhân vật ..................................................................................................................783.3. Không gian nghệ thuật............................................................................................ 863.4. Thời gian nghệ thuật ............................................................................................... 93CHƯƠNG 4: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA HAI TRUYỆN THƠ TUMTIÊU VÀ VƯỢT BIỂN ..............................................................................................1014.1. Cốt truyện .............................................................................................................1014.2. Nhân vật ................................................................................................................1154.3. Không gian nghệ thuật..........................................................................................1234.4. Thời gian nghệ thuật .............................................................................................137KẾT LUẬN ................................................................................................................146DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾNLUẬN ÁNDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Truyện thơ là một thể loại phát triển phong phú và có thành tựu trong văn họcĐông Nam Á. Truyện thơ không thuộc loại hình văn học nói - kể mà thuộc loại hìnhhát - kể, nghĩa là cốt truyện tự sự được truyền đạt bằng phương thức dân ca. Và nhưthế, truyện thơ các cư dân vùng Đông Nam Á ra đời, có vai trò, vị trí và tác động sâusắc tới đời sống văn hóa cũng như trong tiến trình lịch sử phát triển văn học các dântộc ở khu vực Đông Nam Á. 1.2. Campuchia được biết đến, trước hết như một quốc gia ở Đông Nam Á có mộttruyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, với những công trình kiến trúc, điêu khắc kì vĩ,độc đáo, tiêu biểu là quần thể kiến trúc Angkor - đỉnh cao của trí tuệ. Có lẽ đó chính làcội nguồn của những rung cảm thẩm mĩ tạo nên tác phẩm văn học đặc sắc như truyệnthơ Tum Tiêu. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu Đông Nam Á, truyện thơ TumTiêu không chỉ là một tác phẩm văn học đặc sắc của đất nước Campuchia mà cònthuộc số những truyện thơ tiêu biểu ở Đông Nam Á. Nếu như Tum Tiêu được đánh giálà thành tựu văn học xuất sắc và tiêu biểu đánh dấu chặng đường phát triển quan trọngcủa văn học và chứa đựng nội dung xã hội, lịch sử của đất nước Campuchia thì vớingười Tày của Việt Nam, chúng ta thấy rằng người Tày không chỉ có bề dày lịch sửvăn hóa mà văn học dân gian cũng có những đỉnh cao, nhất là những tác phẩm truyệnNôm Tày như Khảm hải (Vượt biển). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chú trọng khaithác những giá trị của từng văn bản nhưng chưa sử dụng văn học so sánh để tìm ranhững điểm tương đồng và khác biệt về mặt thi pháp truyện thơ Tum Tiêu của ngườiKhơme Campuchia với Vượt biển của người Tày ở Việt Nam. So sánh văn học giữacác quốc gia hay liên quốc gia sẽ bổ sung quan trọng cho hướng nghiên cứu văn họcriêng lẻ từng quốc gia vốn vẫn tồn tại từ trước đến nay ở Việt Nam. 1.3. Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng gần gũi, có quan hệ hữunghị truyền thống lâu đời, nhân dân hai nước là anh em gắn bó. Thiên nhiên ưu đãi đãcho dòng sông Mê công chảy qua hai nước làm nên cuộc sống trù phú của nhân dânhai nước. Dòng Mê công cũng chứng kiến trực tiếp mối tình hữu nghị đoàn kết gắn bókeo sơn giữa nhân dân hai nước. Việc nghiên cứu văn học các nước trong khu vựcĐông Nam Á còn có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới văn nghệ và văn học củaViệt Nam chỉ “quen thuộc những chủ nhân từ phương xa - vốn xa lạ với chúng ta trênnhiề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: