Danh mục

Luận văn : Bước đầu đọc trình tự vùng rDNA-ITS của nấm Rhizoctonia solani Kuhn part 1

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.71 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1.1. Đặt vấn đề Rhizoctonia solani Kuhn là một loài nấm phổ biến trong đất, có địa bàn phân bố rộng khắp thế giới. Nấm gây hại trên các giai đoạn phát triển của cây từ tiền nảy mầm đến trổ bông, tạo tán và ở tất cả các bộ phận của cây từ rễ đến trái. Nấm này là nguyên nhân gây bệnh đốm vằn trên lúa. Ngoài ra, nấm này còn là nguyên nhân gây thối hạt giống làm thối thân, thối rễ, thối trái và gây bệnh cháy lá ở rất nhiều cây trồng thuộc các họ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn : Bước đầu đọc trình tự vùng rDNA-ITS của nấm Rhizoctonia solani Kuhn part 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rhizoctonia solani Kuhn là một loài nấm phổ biến trong đất, có địa bàn phân bốrộng khắp thế giới. Nấm gây hại trên các giai đoạn phát triển của cây từ tiền nảy mầmđến trổ bông, tạo tán và ở tất cả các bộ phận của cây từ rễ đến trái. Nấm này là nguyênnhân gây bệnh đốm vằn trên lúa. Ngoài ra, nấm này còn là nguyên nhân gây thối hạtgiống làm thối thân, thối rễ, thối trái và gây bệnh cháy lá ở rất nhiều cây trồng thuộccác họ thực vật khác nhau. Ở nước ta, điều kiện khí hậu và tập quán canh tác rất thích hợp cho nấmRhizoctonia solani tồn lưu, phát triển và gây bệnh. Bệnh đốm vằn hại lúa do nấm nàygây ra được đánh giá là một bệnh nguy hiểm, làm giảm năng suất lúa một cách nghiêmtrọng ở các tỉnh phía Nam. Nấm này cũng được xem là một tác nhân quan trọng gây rabệnh chết cây con cho bông vải thuốc là và nhiều loại rau đậu. Hiểu biết về lịch sử đời sống của nấm gây bệnh cây là quan trọng trong việc pháttriển các chiến lược thích hợp để quản lí bệnh do chúng gây ra. Nghiên cứu trên thếgiới đã công bố về sự đa dạng di truyền và mối quan hệ trong và giữa các quần thểnấm R. solani từ nhiều cây trồng và nhiều vùng địa lí khác nhau. Tuy nhiên các nghiêncứu về vấn đề này ở nước ta còn rất ít. Khả năng sử dụng các kỹ thuật phân tử để phân tích sự đa dạng di truyền giữa cácdòng phân lập của nấm R. solani đã được chứng minh (Kuninaga và ctv, 1997;Matsumoto và ctv, 1996; Liu và Sinclair, 1992; O’Brien, 1994; Boysen và ctv, 1996).Các kỹ thuật như lai DNA/DNA, RFLP, RAPD, Southern blot đã phân chia các dòngphân lập R. solani thành các nhóm riêng biệt về mặt di truyền. Trong đó có kỹ thuậtđọc trình tự DNA dường như cung cấp số liệu tốt nhất cho việc nhận biết về sự biếnđộng di truyền trong và giữa các quần thể R. solani. Từ những nhận định trên, được sự phân công của Bộ môn Công Nghệ SinhHọc, chúng tôi tiến hành đề tài :”Bước đầu đọc trình tự vùng rDNA-ITS của nấmRhizoctonia solani Kuhn”. 11.2. Mục đích Bổ sung thêm thông tin về quần thể nấm R. solani ở nước ta làm cơ sở choviệc phát triển các chương trình lai tạo thích hợp cho các vùng sinh thái riêng biệt.1.3. Yêu cầu  Thu thập các mẫu thực vật bệnh ở nhiều tỉnh và phân lập nấm R. solani.  Nuôi cấy sinh khối các dòng nấm đã phân lập được.  Li trích DNA các dòng nấm trên.  Tiến hành phản ứng PCR với DNA vừa li trích trên vùng ITS của rDNA sử dụng hai mồi (primer) ITS4 và ITS5.  Đọc trình tự vùng rDNA – ITS với hai primer ITS1 và ITS4.1.4. Giới hạn đề tài Việc đọc trình tự vùng rDNA – ITS của nấm R. solani chỉ được thực hiện trên 2dòng nấm đại diện. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1. Giới thiệu về nấm Rhizoctonia solani 2.1.1. Vị trí phân loại Nấm Rhizoctonia solani thuộc bộ nấm trơ Mycelia Sterilia, lớp nấm bất toànFungi Imperfecti, giai đoạn sinh sản hữu tính được gọi là Thanatephorus cucumeris,thuộc lớp nấm Basidomycetes. Đây là nhóm nấm lớn, phân bố rộng, kí sinh khôngchuyên tính có phổ kí chủ rộng (Carling và ctv, 1992). Hiện nay, chưa thấy công bốgiai đoạn hữu tính của nấm này ở Việt Nam. Nấm gây bệnh chủ yếu dưới dạng vô tínhlà Rhizoctonia solani. 2.1.2. Đặc điểm hình thái của nấm Rhizoctonia solani Nấm R. solani có dạng sợi dài, tạo hạch và không sinh bào tử. Sợi nấm trongmô tế bào khi còn non không có màu, khi trưởng thành có màu nâu vàng nhạt. Sợi nấmđa bào, phân nhánh tương đối thẳng góc với sợi nấm chính. Chỗ phân nhánh hơi thắtnhỏ lại. Sợi nấm trưởng thành có đường kính từ 8 – 12µm (Nguyễn Việt Long, 2001). Nấm tạo hạch trên cây kí chủ, hạch không đều, có hình tròn dẹt ở phía dư ới, khicòn non có màu trắng, khi già có màu nâu đậm. Bề mặt của hạch thô và có nhiều lổnhỏ li ti. Hạch nấm có thể ít hay nhiều, nhỏ hay lớn tùy thuộc vào các dòng nấm khácnhau. Bào tử hậu của nấm rất ít khi gặp, chỉ phát sinh khi có độ ẩm khá cao. Sinh sảnhữu tính tạo đảm đơn bào tử. Ở nước ta, nấm R. solani sinh trưởng và phát triển chủyếu dưới dạng sợi và hạch nấm, chưa thấy dạng sinh sản hữu tính (Nguyễn Việt Long,2001). 2.1.3. Đặc điểm sinh lí Nấm R. solani phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 27 – 300C và có khoảngpH thích hợp là 2,5 – 7,8 nhưng nấm hoạt động mạnh nhất trong khoảng pH từ 5,4 –6,7. Ở nhiệt độ 28 – 300C hạch nấm hình thành nhiều nhất. Dòng nấm có hạch cànglớn thì có độc tính càng cao. Trên đồng ruộng, hạch nấm tồn tại rất lâu trong đất, đây là nguồn gây bệnh chủyếu. Hạch nấm có thể nảy mầm ở 16 – 30 0C, khuẩn ty phát triển ở nhiệt độ là 21 – 3380C và ẩm đ ...

Tài liệu được xem nhiều: