Danh mục

LUẬN VĂN: Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến 1975

Số trang: 114      Loại file: pdf      Dung lượng: 949.31 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi nghiên cứu xã hội tư bản, đặc biệt là sự hoạt động của người lao động trong xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, thi đua là một hiện tượng khách quan nảy sinh do sự tiếp xúc xã hội trong quá trình lao động sản xuất. C.Mác viết “…ngay sự tiếp xúc xã hội cũng đã đẻ ra thi đua” [38, tr.474]. Trong một số tác phẩm của mình, V.I Lê nin đã đề cập đến thi đua, coi thi đua là một tất yếu và là một nguồn tiềm năng to lớn của chủ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến 1975 LUẬN VĂN:Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước ởmiền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến 1975 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nghiên cứu xã hội tư bản, đặc biệt là sự hoạt động của người lao động trong xãhội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, thi đua là một hiện tượng khách quan nảy sinh dosự tiếp xúc xã hội trong quá trình lao động sản xuất. C.Mác viết “…ngay sự tiếp xúc xã hộicũng đã đẻ ra thi đua” [38, tr.474]. Trong một số tác phẩm của mình, V.I Lê nin đã đề cập đến thi đua, coi thi đua làmột tất yếu và là một nguồn tiềm năng to lớn của chủ nghĩa xã hội. Ngay từ năm 1918,V.I Lênin nhấn mạnh: chủ nghĩa xã hội “đã tạo ra khả năng áp dụng thi đua một cáchthực sự rộng rãi, với một quy mô thực sự to lớn, tạo ra khả năng thu hút thực sự đa sốnhân dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết năng lựccủa mình, phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn có cả một nguồn vô tận” [35,tr.234-235]. Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin: “một trong những nhiệm vụ của đảng cộngsản cầm quyền là phải tổ chức thi đua” [35, tr.234-235], lúc sinh thời Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn quan tâm đến vận động thi đua yêu nước cả về lý luận và thực tiễn. Người coiđây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi thời kỳ cách mạng, là nền tảng, là động lựccủa sự phát triển, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, bảo đảm chosự phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Xuất phát từ quan điểm coi nhân dân làngười làm nên lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nên ngay từ đầu, Chủtịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tham gia việc nước, việc dân. Tháng 8 năm 1945,trong tình thế vận nước ngàn cân treo sợi tóc bởi “giặc đói”, “giặc dốt” và nạn thù trong,giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động ngay chiến dịch tăng gia sản xuất, chốngnạn thất học và sau đó tổ chức phong trào “Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo tiết kiệm”. Ngày 26tháng 01 năm 1946, để phục vụ kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, Chủ tịch HồChí Minh ra lệnh ban hành 10 điều thưởng và 10 điều phạt, văn bản có ý nghĩa pháp lýđầu tiên về chính sách khen thưởng của nhà nước ta. Ngày 27.3.1948, theo sáng kiến củaChủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị phát động “Phongtrào thi đua ái quốc” để động viên mọi lực lượng làm cho kháng chiến mau thắng lợi,kiến quốc mau thành công. Ngày 11.6.1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi thiđua ái quốc. Lời kêu gọi mang sức mạnh của một mệnh lệnh, được phát đi như một lờihịch cứu nước đã lôi cuốn toàn quân, toàn dân ta tích cực tham gia. Lời kêu gọi thực sự làchất keo kết dính muôn triệu tấm lòng yêu nước tạo nền tảng vững chắc để từ đó phongtrào thi đua yêu nước được dấy lên khắp nơi, thực sự trở thành nơi hội tụ của trí tuệ, tinhthần và nhân phẩm Việt Nam. Đúng như lời nhà thơ Dương Hương Ly đã viết: “Nơi hầm tối là nơi sáng nhất, Nơi con nhận ra sức mạnh Việt Nam”, thế kỷ XX đối với nước ta là thế kỷ củanhững biến đổi to lớn, thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành độc lập dân tộc, thống nhất đấtnước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đó, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước là thiên anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đạiHồ Chí Minh. Đây là sự kiện của những chấn động, ngạc nhiên, bất ngờ và thú vị. Quacuộc thử thách đầy cam go ấy, những phẩm chất cao đẹp của người Việt được thăng hoavà tỏa sáng. Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Nước Việt Nam là một,dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờthay đổi, một lần nữa được minh chứng hùng hồn. Trong muôn vàn sức mạnh làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 thì vai trò củamiền Bắc là không thể thay thế. Trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước, miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc vai trò của hậu phương lớn đối với tiền tuyếnlớn. Những đóng góp to lớn ấy được phản ánh qua thực tiễn sinh động của hàng loạt cácphong trào thi đua yêu nước. Tinh thần và sức mạnh của phong trào thi đua yêu nước từkháng chiến chống Pháp được phát huy trong điều kiện lịch sử mới đã góp phần quantrọng vào tiến trình thực hiện mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam thời kỳ này. Chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trongkháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến 1975” làm đề tài luận văn Thạc sĩkhoa học Lịch sử - Chuyên ngành Lịch sử Đảng, chúng tôi muốn góp phần nghiên cứuvai trò của phong trào thi đua yêu nước trong quá trình miền Bắc thực hiện nhiệm vụ làhậu phương chiến lược, đặc biệt là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Hồ Chí Minh vềthi đua yêu nước của Đảng Lao động Việt Nam trong suốt tiến trình phát triển và đi đếnthắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Làm rõ bước phát triển và nhữngđóng góp cụ thể của phong trào thi đua yêu nước là cơ sở đánh giá những hy sinh cao cảcũng như đóng góp vô giá mà nhân dân miền Bắc đã dành cho đồng bào miền Nam trongsự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Tìm minh chứngthuyết phục để khẳng định một sự thật rằng: thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là thắng lợi chung của nhân dânViệt Nam. Đồng thời nghiên cứu những kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạophong trào thi đua yêu nước ở một thời kỳ lịch sử hào hùng và oanh liệt như trong khángchiến chống Mỹ sẽ góp phần thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các phong trào thiđua, các cuộc vận động lớn của Đảng trong sự nghiệp đổi mới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Là thực tiễn sôi động của những ngày nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ tạodựng tiền đề đầu tiên cho chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ thiêng liêngcủa h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: