Danh mục

luận văn: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP CHO NUÔI CÁ TRA GIỐNG (Pangasius hypophthalmus)

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 289.54 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở nước ta hiện nay, nghề nuôi cá nước ngọt ngày càng phát triển. Đặc biệt là các tỉnh ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng thuỷ sản, điển hình là cá tra (Pangasius hypophthalmus). Đây là một đối tượng có giá trị kinh tế cao, được nuôi phổ biến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và là đối tượng xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay người nuôi còn gặp phải một số khó khăn như thiếu giống,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
luận văn: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP CHO NUÔI CÁ TRA GIỐNG (Pangasius hypophthalmus) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN HỮU YẾN NHI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP CHO NUÔI CÁ TRA GIỐNG (Pangasius hypophthalmus)Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2006 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Ở nước ta hiện nay, nghề nuôi cá nước ngọt ngày càng phát triển. Đặc biệt là các tỉnh ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng thuỷ sản, điển hình là cá tra (Pangasius hypophthalmus). Đây là một đối tượng có giá trị kinh tế cao, được nuôi phổ biến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và là đối tượng xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay người nuôi còn gặp phải một số khó khăn như thiếu giống, chi phí thức ăn cao làm giá thành sản phẩm cao cho nên người nuôi thu được lợi nhuận không đáng kể. Bên cạnh đó, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm nuôi cá truyền thống của người dân làm cho việc nuôi cá ngày càng được thâm canh hóa. Do đó, nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương không đáp ứng đủ. Hơn nữa, trong nuôi cá tra 3-4 tuần đầu người dân thường sử dụng thức ăn công nghiệp để cho cá ăn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sử dụngTrung tâm ăn. liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thức Học Tuy nhiên, trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại thức ăn công nghiệp với nhãn hiệu khác nhau. Theo điều tra của Trần Văn Nhì (2005) có khoảng 18 công ty sản xuất thức ăn cho cá và có nhiều loại sản phẩm xuất hiện ở các vùng nuôi tuy nhiên người nuôi không biết được chất lượng của chúng thế nào, chúng ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá nuôi. Chính từ thực tế trên, nhằm góp phần xác định chất lượng của một số loại thức ăn công nghiệp việc thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus)” là rất cần thiết. Việc đánh giá này không chỉ xác định được loại thức ăn nào có chất lượng tốt mà còn xác định được loại thức ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp trên thị trường để tìm ra được loại thức ăn chất lượng, đảm bảo cá tăng trưởng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. 1 Nội dung của đề tài: - Phân tích thành phần hóa học của thức ăn. - Đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp lên tỉ lệ sống, sinh trưởng và thành phần hóa học của cá tra. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại thức ăn.Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Sinh học của cá tra 2.1.1 Hệ thống phân loại Theo Robert và Vidthayanon (1991), cá tra thuộc: Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasius Loài: Pangasius hypophthalmus Sauvage,1878. Trước đây, cá tra được xếp vào họ Schilbeidae và có tên khoa học là Pangasius micronemus Bleeker, 1847 (Mai Đình Yên và ctv, 1992; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Sau đó, định danh của Robert và Vidthayanon (1991), đã được Nguyễn Bạch Loan kiểm định lại vào năm 1998. Hiện nay, tênTrung tâm Học liệutra là Pangasius hypophthalmus đã học dùng phổ nghiên cứu khoa học của cá ĐH Cần Thơ @ Tài liệu được tập và biến trong các báo cáo khoa học trong nước và quốc tế. 2.1.2 Phân bố Cá tra phân bố nhiều trên lưu vực sông Mê Kông và sông Chaophraya – Thái Lan (Robert và Vidthayanon, 1991). Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên sông Tiền, sông Hậu và tập trung nhiều nhất ở vùng hạ lưu. Cá tra giống được vớt chủ yếu trên sông Tiền, cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên (Mai Đình Yên và ctv, 1992). Đặc biệt cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những loài cá nuôi phổ biến, chúng được nuôi nhiều nhất ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 2.1.3 Tập tính dinh dưỡng Cũng như các cá loài khác, sau khi hết noãn hoàng chuyển sang ăn thức ăn ngoài, cá t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: