Danh mục

LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay

Số trang: 106      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tệ nạn ma tuý là một hiểm hoạ lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, một dân tộc nào không phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do buôn lậu ma tuý và nghiện ma tuý gây ra cho đời sống kinh tế - xã hội. Tình hình tệ nạn ma tuý diễn biến rất phức tạp, tiềm ẩn, khó lường, có xu hướng gia tăng về số người nghiện và các tội phạm về ma tuý, tính chất hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động hơn. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay LUẬN VĂN:Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho ngườisau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tệ nạn ma tuý là một hiểm hoạ lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, một dântộc nào không phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do buôn lậu ma tuý và nghiệnma tuý gây ra cho đời sống kinh tế - xã hội. Tình hình tệ nạn ma tuý diễn biến rất phức tạp,tiềm ẩn, khó lường, có xu hướng gia tăng về số người nghiện và các tội phạm về ma tuý,tính chất hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động hơn. Ma tuý làm suy thoáinhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống gia đình, gây xói mòn đạo lý, làm gia tăng tộiphạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nguồn nhân lực, tài chính, huỷ hoại những tiềmnăng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lạiấm no hạnh phúc cho mọi người. Nghiêm trọng hơn, ma tuý là nguyên nhân chủ yếu dẫnđến lây nhiễm đại dịch thế kỷ HIV/AIDS trên toàn cầu. Do siêu lợi nhuận và lợi dụng tự do hoá thương mại, chính sách mở cửa thu hút đầutư của các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam, bọn tội phạm ma túy tiến hành mởrộng phạm vi hoạt động sản xuất, buôn bán ma tuý kết hợp với rửa tiền thông qua buôn bánma tuý. Các nhóm vũ trang móc nối với bọn buôn lậu ma túy và khủng bố quốc tế để sảnxuất ma tuý làm nguồn tài chính phục vụ ý đồ chính trị và khủng bố quốc tế. Năm 2006, Hiệp định AFTA về tự do hoá thương mại giữa các nước ASEAN có hiệulực, Việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt là từ năm 2010, khi Cộng đồng ASEAN xây dựngnhiều thiết chế trong quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch… con đường xuyên á, hành langkinh tế Đông Tây mở, việc đầu tư, liên doanh, liên kết sản xuất, buôn bán, dịch vụ giữa cácnước Đông Nam á cùng các nước trên thế giới sẽ diễn ra rất sôi động. Đây là thời cơ thuậnlợi để tội phạm ma tuý lợi dụng hoạt động, làm gia tăng tình hình buôn bán và sử dụng matuý ở trong nước. Với diễn biến phức tạp của tệ nạn ma tuý ở các nước trong khu vực nói chung, ở ViệtNam nói riêng, hàng năm số người nghiện ma tuý ở nước ta vẫn tăng bình quân 11%. Tínhđến hết tháng 12/2005, toàn quốc có khoảng 160.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý,tăng hơn 50% so với năm 2000. Song song với những biện pháp quyết liệt chống tội phạmbuôn bán ma tuý, Nhà nước ta cũng đồng thời quan tâm đến việc tổ chức cai nghiện, giúpcho những người sa vào con đường nghiện ngập có thể cắt cơn, phục hồi sức khoẻ, hành vivà nhân cách để có thể tái hoà nhập cộng đồng. Công tác cai nghiện phục hồi tuy đạt đượcmột số kết quả bước đầu, nhưng về cơ bản tính hiệu quả và bền vững chưa cao, tỷ lệ táinghiện còn cao, có những nơi lên tới 80-90%. Trình độ văn hoá thấp, không có nghề nghiệp,không có việc làm là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghiện matuý trong thanh thiếu niên. Tạo việc làm cho người nghiện ma tuý sau khi được chữa trị, phục hồi là một trongnhững biện pháp quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, nhằm giúp đối tượng trở vềcuộc sống bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn ma tuý. Chủtrương này thể hiện rõ trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ như Chỉ thị 33-CT/TƯ, Chỉ thị 52-CT/TƯ, Nghị quyết 06/CP của Chính phủ và gần đây nhất là Chỉ thị 21/CT-TƯ... Tuy nhiên, trên thực tế kết quả giải quyết việc làm cho người nghiện ma tuý sau khiđược chữa trị, phục hồi còn nhiều hạn chế. Hàng năm, số đối tượng được tạo việc làm ởcộng đồng chỉ chiếm khoảng 10% số đối tượng được chữa trị, phục hồi. Nguyên nhân củatình trạng này ngoài những khó khăn khách quan của nền kinh tế thị trường còn do nhậnthức, trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể ở các cấp chưa cao, đặc biệt là chính quyền cấpxã, cộng đồng, khu phố, thôn xóm ít quan tâm. Về phía bản thân đối tượng và gia đình họcòn ỷ lại xã hội, không nỗ lực tìm kiếm việc làm. Mặt khác, Nhà nước ta cũng chưa có cơchế chính sách phù hợp để khuyến khích, huy động nhiều thành phần kinh tế - xã hội thamgia giải quyết việc làm cho đối tượng. Do vậy, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, tạo việc làm, có thu nhập ổn địnhkhông những là một nội dung quan trọng của quy trình cai nghiện mà còn là yêu cầu thiếtyếu, tạo điều kiện cho đối tượng tái hoà nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện có hiệuquả. Điều đó đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay là cần có sự nghiên cứu mộtcách cơ bản, có hệ thống vấn đề tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý đểgiúp họ thực sự tái hoà nhập cộng đồng và có cuộc sống yên ổn, trở thành người có ích choxã hội. Để góp phần vào những nghiên cứu chung đó, tôi chọn đề tài “Giải pháp hỗ trợ tạoviệc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ,chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu liờn quan đến đề tài Trong thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấnđề này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đề tài sau: Nhóm việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường: - Đề tài cấp nhà nước 70A.02.02 “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở ViệtNam”, Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991. - Đề tài cấp nhà nước KX-04-04: “Luận cứ khoa học cho chính sách giải quyết việclàm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”, của Bộ Lao độngTB và XH, Hà Nội, 1994. - Đề tài cấp Nhà nước KX-07-05-05: “Những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơcấu xã hội nghề nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay, dự báo và kiến nghị”, do Tiến sỹNguyễn Đình Tấn - Giám đốc Trung tâm Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh làm chủ nhiệm, 1995. - Đề tài “Quản lý nhà nước về việc làm ở Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế Trần VănTuấn, Hà Nộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: