Danh mục

LUẬN VĂN: Mối quan hệ giữa hợp đồng thuê tàu chuyến với hợp đồng mua bán quốc tế và hợp đồng bảo hiểm hàng hoá

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 661.27 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Nam Á, bên bờ Thái Bình Dương, với vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, có diện tích trên 1 triệu km2, gấp ba lần so với diện tích đất liền. Bờ biển Việt Nam trải dài 3260 km gần tuyến đường hàng hải quốc tế xuyên Á- Âu và khu vực. Nhờ vị trí có điều kiện tự nhiên lý tưởng này mà hàng năm Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu khoảng 95 triệu tấn hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển. Trong số đó, chiếm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Mối quan hệ giữa hợp đồng thuê tàu chuyến với hợp đồng mua bán quốc tế và hợp đồng bảo hiểm hàng hoá BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG……………….. LUẬN VĂNMối quan hệ giữa hợp đồng thuê tàu chuyến với hợp đồng mua bán quốc tế và hợp đồng bảo hiểm hàng hoá LỜI NÓI ĐẦU 1 Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Nam Á, bên bờ Thái Bình Dương, vớivùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, có diện tích trên 1 triệu km2,gấp ba lần so với diện tích đất liền. Bờ biển Việt Nam trải dài 3260 km gầntuyến đường hàng hải quốc tế xuyên Á- Âu và khu vực. Nhờ vị trí có điều kiệntự nhiên lý tưởng này mà hàng năm Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu khoảng95 triệu tấn hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển. Trong số đó, chiếm tỷ trọnglớn là hàng lỏng như xăng dầu, dầu thô..., hàng khô như gạo, cafe, than, ximăng... Điều này cho thấy vai trò quan trọng của vận tải biển đối với sự pháttriển giao lưu thương mại giữa Việt Nam và các nước khác. Trong vận tải đường biển, những hàng hoá có tính đồng nhất, khối lượnglớn thường được chuyên chở bằng tàu chuyến. Song đối với các doanh nghiệpViệt Nam, nhìn chung nghiệp vụ thuê tàu chuyến khá phức tạp, đòi hỏi ngườithuê tàu phải có sự am hiểu cả về chuyên môn lẫn thị trường thuê tàu. Thuê tàuchuyến là hoạt động không thể tách khỏi chuỗi hoạt động thương mại quốc tế, đólà: hoạt động mua bán, vận tải và bảo hiểm. Khi ký kết hợp đồng thuê tàuchuyến, người ta phải căn cứ vào hợp đồng mua bán quốc tế và hợp đồng bảohiểm hàng hoá. Nếu những quy định trong hợp đồng thuê tàu chuyến khôngthống nhất với quy định trong hợp đồng mua bán quốc tế và trong hợp đồng bảohiểm hàng hoá, thì sẽ phát sinh tranh chấp mà đôi khi hậu quả của nó là rất lớn.Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hợp đồng thuê tàu chuyến với hợpđồng mua bán quốc tế và hợp đồng bảo hiểm hàng hoá, đồng thời đưa ra một sốlưu ý về những tranh chấp phát sinh từ mối quan hệ giữa ba hợp đồng, giúp bạnđọc hiểu rõ hơn về mối quan hệ trên là rất cần thiết. Kết cấu của đề tài nghiên cứu: gồm ba chươngChương 1: Khái quát chung về các hợp đồng. 2Chương 2: Mối quan hệ giữa hợp đồng thuê tàu chuyến với hợp đồng mua bánquốc tế và hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đườngbiển.Chương 3: Một số lưu ý về những tranh chấp thường phát sinh từ mối quan hệgiữa ba hợp đồng Hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫnnhiệt tình, tận tuỵ của thầy giáo PGS, TS Nguyễn Như Tiến cùng các thầy côtrong bộ môn VẬN TẢI trường ĐHNT-Hà Nội. Do hạn chế về tài liệu, về trình độ của tác giả, đề tài nghiên cứu khó tránhkhỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè vàcác độc giả.Xin chân thành cảm ơn.Tác giả. 3 Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC HỢP ĐỒNG Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, giao lưu thương mại vàdịch vụ giữa các quốc gia phát triển không ngừng. Hoạt động thương mại và dịchvụ không chỉ dừng lại ở các nước trong khu vực mà còn vươn tới các nước trêntoàn thế giới. Ngay tại thị trường Việt nam, người tiêu dùng có thể mua nhữngsản phẩm được sản xuất tại Châu Âu ,Châu Mỹ, Châu Úc ...với chất lượng caovà giá thành vừa phải. Rồi những sản phẩm đặc trưng của Việt nam như cà phê,lúa gạo...cũng có mặt trên thị trường các nước khác nhằm đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng. Kết quả này có được là nhờ sự đóng góp không nhỏ của ngànhGiao thông –Vận tải, đặc biệt là vận tải biển. Với ưu thế vượt trội của mình như:năng lực vận chuyển hàng hoá rất lớn (có tàu tới 500.000 tấn), các tuyến đườngchuyên chở hầu hết là tuyến đường giao thông tự nhiên, giá thành vận chuyểnthấp...vận tải biển luôn chiếm khoảng 75-80% khối lượng vận chuyển hàng hoátrên thế giới. Trong đó, hầu hết hàng hoá có tính chất đồng nhất, khối lượng lớnđều được chuyên chở bằng tầu chuyến. Song việc đàm phán và ký kết hợp đồngthuê tàu chuyến lại không phải là vấn đề đơn giản. Bởi vì, mặc dù hợp đồng thuêtàu chuyến là một hợp đồng độc lập quy định quyền và nghĩa vụ các bên thamgia ký kết hợp đồng, nhưng nó còn có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng muabán quốc tế và hợp đồng bảo hiểm hàng hoá. Vậy để có thể hiểu rõ mối quan hệgiữa ba hợp đồng trên, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về từng hợp đồng một vànội dung của mỗi hợp đồng gồm những gì ?I. HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN1. Khái niệm 4 Thuê tàu chuyến (voyage charter) là chủ tàu (ship-owner) cho người thuêtàu (charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá từcảng này đến cảng khác. Mối quan hệ giữa người cho thuê tàu (chủ tầu) vớingười thuê tàu (chủ hàng) được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồngthuê tàu chuyến (voy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: