Danh mục

LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 694.92 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một đất nước có phát triển hay không được đánh giá chủ yếu dựa vào sự phát triển kinh tế của đất nước đó. Trước đây, khi nước ta áp dụng cơ chế quản lý nền kinh tế tập trung, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối theo các chỉ tiêu của Nhà nước đặt ra. Hầu hết các kết quả kinh doanh năm sau đều cao hơn năm trước nhưng thực tế thì nền kinh tế không hề phát triển. Các doanh nghiệp hoạt động mà không cần phải suy nghĩ nhiều đến việc có hiệu quả hay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội LUẬN VĂN:Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt độngtiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Một đất nước có phát triển hay không được đánh giá chủ yếu dựa vào sự phát triểnkinh tế của đất nước đó. Trước đây, khi nước ta áp dụng cơ chế quản lý nền kinh tế tậptrung, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối theo các chỉ tiêu của Nhà nước đặt ra. Hầu hếtcác kết quả kinh doanh năm sau đều cao hơn năm trước nhưng thực tế thì nền kinh tế khônghề phát triển. Các doanh nghiệp hoạt động mà không cần phải suy nghĩ nhiều đến việc cóhiệu quả hay không, vì lỗ đã có Nhà nước bù, hiện tượng quan liêu, cửa quyền diễn rathường xuyên ở khâu phân phối. Từ sau Đại Hội Đảng VI, quyết định chuyển đổi nền kinhtế sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự mình phải tìm cách giải quyết ba vấn đề củakinh doanh là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? mà trước đây là doNhà nước làm. Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước khuyến khích tất cả các thành phầnkinh tế cùng phát triển làm cho nền kinh tế trở nên sôi động, cạnh tranh giữa các doanhnghiệp trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của nhưng lại trở nên quan trọng nhất trong cảquá trình kinh doanh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Lúc này,tiêu thụ không còn được hiểu đơn thuần chỉ là việc bán hàng hay trao đổi quyền sở hữu sảnphẩm nữa, mà tiêu thụ được hiểu là một quá trình từ việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếmkhách hàng… đến các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng khác. Doanh nghiệp nào khôngthực hiện tốt các khâu trong quá trình này thì nguy cơ đánh mất thị trường, khách hàng vàthất bại trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, gia nhập AFTA, việc mởcửa hội nhập với khu vực và thế giới đang được chúng ta thực hiện từng bước. Điều này mởra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng không ít những khó khăn màchúng ta phải đương đầu. Sự cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm, hàng hoá của nướcngoài trên chính thị trường trong nước ngày càng trở nên khốc liệt. Nguy cơ các doanhnghiệp trong nước bị “hất cẳng” ngay trên sân nhà rất có thể xảy ra. Bởi việc các doanhnghiệp tìm kiếm các bạn hàng để xuất khẩu hàng hoá là không đơn giản, vì hàng hoá của tahầu hết là chưa có thương hiệu trên thương trường, nên việc ký kết các hợp đồng, đơn đặthàng chủ yếu vẫn là gia công thuê nên giá trị đạt được không cao. Trong khi đó các doanhnghiệp bỏ lại thị trường trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài khai thác. Hiện tượng“tham bát bỏ mâm” đang diễn ra ở các doanh nghiệp Việt Nam. Cũng như các công ty khác, Công ty Dệt May Hà Nội đã có nhiều biện pháp nhằmtăng cường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tồn tại và đứng vững trên thị trường.Cho đến nay, Công ty cũng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Hanosimexlà một công ty lớn thuộc Tổng Công ty Dệt May Hà Nội, đã có mặt trên thị trường một thờigian khá lâu, nên Công ty cũng đã có những ảnh hưởng, vị trí nhất định trong người tiêudùng trong nước. Song để không ngừng nâng cao thế mạnh trên khu vực thị trường này, đòihỏi Công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Dệt May Hà Nội, cùng với sự tư vấn, hướngdẫn giúp đỡ của các cô chú phòng kế hoạch thị trường, cùng thầy giáo hướng dẫn tôi đãmạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩmdệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội”. Sản phẩm dệt may gồmnhiều chủng loại khác nhau. Trong phạm vi của đề tài này, tác giả chủ yếu nghiên cứu vềsản phẩm dệt kim. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:Chương I: Lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp dệt may.Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may ở Công ty Dệt may Hà Nội.Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trênthị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAYI. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦADOANH NGHIỆP DỆT MAY 1. Khái niệm Tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp dệt may luônphải cố gắng tự tổ chức, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để làm saođạt được các mục tiêu ban đầu mà mình đưa ra. Không giống như trong nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung, mỗi doanh nghiệp chỉ việc ngồi sản xuất rồi tiêu thụ, phân phối sảnphẩm của mình theo đúng kế hoạch của Nhà nước. Quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoátrong n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: