Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích hiệu quả đổi mới công nghệ doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.20 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu là phân tích mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009 từ đó đề xuất chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện năng lực đổi mới công nghệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích hiệu quả đổi mới công nghệ doanh nghiệp Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ BẾN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ BẾN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 -i- LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn được thực hiện bởi chính tôi. Các thông tin trích dẫn, số liệu sửdụng trong luận văn được trích nguồn đầy đủ và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi.Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế thành phốHồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Bến - ii - LỜI CẢM ƠNTôi chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đãtận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đinh Công Khải và PGS TS. Phạm Duy Nghĩa. Cácthầy đã giúp đỡ, động viên, định hướng và dành cho tôi những lời khuyên quý giá giúp tôihoàn thành luận văn này.Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Ngô Đăng Thành, chị Đoàn Minh Trà My đã hỗ trợ tôi trongviệc tiếp cận phương pháp và số liệu để hoàn thành luận văn.Xin chân thành cảm ơn những người bạn lớp MPP8 đã luôn đồng hành, động viên và hỗtrợ tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị nhân viên trong trường đã hỗ trợ, giúp đỡtrong thời gian tôi học tập ở trường.Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân đã động viên và hỗ trợ tôitrong suốt thời gian qua. TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Bến - iii - TÓM TẮTNền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian dài nhờ tăngtrưởng từ vốn và lao động. Tuy nhiên, tăng trưởng dựa trên các yếu tố vốn và lao độngđang có xu hướng giảm nên xu hướng tăng trưởng dựa vào yếu tố công nghệ sẽ phù hợp vàbền vững đối với Việt Nam. Đổi mới công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệpnâng cao năng suất từ đó cải thiện năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và tham gia sâu hơnvào chuỗi cung ứng.Luận văn sử dụng phương pháp định lượng trong đó mô hình phân tích đường bao giới hạnDEA được dùng để đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ cấp độ doanh nghiệp tại ViệtNam. Các tính toán được thực hiện dựa trên khảo sát doanh nghiệp của Ngân hàng thế giớihai năm 2009 và 2015. Theo đó, kết quả chỉ ra mặc dù hiểu rõ về vai trò của đổi mới côngnghệ nhưng tỷ lệ chi đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp hiện vẫn ở mứcthấp, đồng thời hiệu quả đổi mới công nghệ thấp. Các doanh nghiệp đang sử dụng lãng phínguồn lực và thiếu đầu tư đổi mới công nghệ khiến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp thấp.Các doanh nghiệp Việt Nam vừa thiếu hiệu quả kỹ thuật, vừa thiếu cả hiệu quả theo quymô thực hiện đổi mới công nghệ.Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất một số gợi ý để hoàn thiện chính sách hỗtrợ và khuyến khích doanh nghiệp tăng đầu tư đổi mới công nghệ. Thứ nhất, các giải phápcần tập trung tạo môi trường tiếp cận công nghệ dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, khuyến khíchdoanh nghiệp tiếp cận với công nghệ sẵn có của thế giới và mở rộng quy mô đổi mới côngnghệ. Thứ hai, dựa trên hiệu quả của các chính sách khuyến khích và hiệu quả của hoạtđộng R&D của doanh nghiệp thì Nhà nước không nên can thiệp vào các hoạt động R&Dmà để thị trường tự điều tiết. Cuối cùng, cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp họctập, tiếp thu các kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp. - iv - MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... iLỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... iiTÓM TẮT ........................................................................................................................ iiiMỤC LỤC ....................................................................................................................... ivDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... viDANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. viiDANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................................. viiiCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................ 11.1 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................... 11.2 Mục tiêu nghiê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: