Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.77 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong luận văn này, tác giả kiến nghị các chính sách tập trung một số vấn đề liên quan đến phát triển cụm ngành và nâng cao chuỗi giá trị chủ yếu là vai trò của nhà nước trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất lúa gạo ST như cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi phục vụ vận chuyển, cung cấp nước tưới; ngoài ra, tỉnh còn chú trọng đến cơ sở hạ tầng xuất khẩu, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh lúa gạo ST đến với người tiêu dùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________ THÁI TRÚC THỌ PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỤM NGÀNH LÚA GẠO ST CỦA SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT THÁI TRÚC THỌ PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỤM NGÀNH LÚA GẠO ST CỦA SÓC TRĂNG Ngành: Chính Sách Công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 i LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sửdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểubiết của tôi.Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phốHồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tác giả Thái Trúc Thọ ii LỜI CẢM ƠNTôi chân thành cám ơn quý thầy, cô của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tậntình truyền đạt tri thức cho tôi suốt năm học tập trung; khối lượng kiến thức vừa sâu vừarộng luôn làm tôi thích thú, khơi dậy trong tôi ngọn lửa đam mê cống hiến, niềm khát khaogóp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Cám ơn các anh, chị công tác ở các bộphận đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong các hoạt động hành chính, tài chính, thư viện,phòng máy,…Tôi chân thành cám ơn thầy Trần Tiến Khai đã hướng dẫn, truyền đạt, gợi mở cách tiếpcận đề tài, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm phong phú,thiết thực để tôi hoàn thành luận văn này.Chân thành cám ơn quý Lãnh đạo UBND tỉnh, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Trung tâm Giống Cây trồng, Công ty Lương thực Sóc Trăng, v.v… đã hỗtrợ tôi rất nhiều trong quá trình điều tra, thu thập số liệu cho đề tài; đặc biệt, tôi biết ơn sâusắc đến Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quátrình học tập trung và thực hiện luận văn.Cuối lời, tôi rất trân trọng, biết ơn đại gia đình Fulbright nói chung, gia đình MPP5 nóiriêng; thời gian gắn bó tuy không dài, nhưng tình cảm thật sâu sắc, chan chứa yêu thương,thành viên MPP5 đã sát cánh bên nhau, động viên giúp đỡ nhau trong học tập cũng nhưtrong cuộc sống; gia đình MPP5 đã mang lại cho tôi tình cảm ấm áp, biết chia sẻ và thươngyêu, biết thế nào là cạnh tranh công bằng, đã giúp tôi nhận ra và xóa bỏ khoảng cách, địnhkiến vùng miền, giúp tôi khẳng định giá trị bản thân mình và phấn đấu hết mình trong họctập, công việc và cuộc sống. iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨUTỉnh Sóc Trăng nằm cuối lưu vực sông Hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vớiđặc thù về điều kiện tự nhiên nên các loại lúa thơm trồng ở Sóc Trăng có chất lượng khátốt, cây lúa thích nghi và cho mùi thơm khi được trồng tại một số vùng đất ven biển, vùngcó nguồn nước lợ. Cụm ngành lúa gạo ST xuất hiện từ khi các giống lúa ST (giống lúađược các nhà khoa học của tỉnh chọn tạo và đặt tên từ chữ viết tắt của tỉnh Sóc Trăng)được sản xuất đại trà nhưng các nhân tố liên kết chưa chặt chẽ nên tính cạnh tranh còn hạnchế. Do đó, để thương hiệu gạo thơm ST ngày càng phát triển rất cần phân tích năng lựccạnh tranh của cụm ngành để xác định nguyên nhân và giải pháp hiệu quả nhằm đưa rakiến nghị chính sách phù hợp.Đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng” sử dụng lýthuyết cụm ngành của Micheal Porter được Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh và kết hợp chuỗigiá trị để trả lời hai câu hỏi sau: 1) Những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng là gì? 2) Chính sách cần thiết nào nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng?Kết quả nghiên cứu cho thấy, cụm ngành chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, những kếtquả đã có sẵn; năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương và cấp độ doanh nghiệp còn yếu,nhất là năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp. Cụm ngành lúa gạo ST rất cần mối liênkết giữa doanh nghiệp và nông dân, cơ sở hạ tầng, thủy lợi được đảm bảo, giống, dịchbệnh, giá cả được kiểm soát và chính quyền địa phương hỗ trợ ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: