Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy tại Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 908.65 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy tại Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy phù hợp với đặc trưng của nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động giảng dạy và chất lượng đào tạo của trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy tại Trường Đại học Công nghệ Sài GònTHƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOVIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÖU MAI HÖÔNG THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒNChuyên ngành : QUẢN LÍ GIÁO DỤCMã số : 601405 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩKhoa học Quản lí Giáo dục, tôi đã nhận được được sự hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tận tình của quýThầy Cô và bạn đồng học. Xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, Phòng Khoa học Công nghệ & Sau Đại học, Khoa Tâm lý-Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hố Chí Minh và quí Thầy Cô tham gia dạy dạy lớp Cao họcQuản lí Giáo dục khoá 18. Xin cám ơn Thầy Hiệu trưởng Gs.Ts. Đào Văn Lượng, Thầy trưởng khoa Gs.Ts.KH Lưu Duẩn vàcác bạn đồng nghiệp khoa Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Công nghệ Sài Gòn đã giúp đỡ, tạo điềukiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn của tôi -Ts. Nguyễn Thị Bích Hạnh đãtận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin gửi lòng biết ơn đến gia đình lớn và gia đình nhỏ của tôi, những người luôn động viên, giúp đỡvà đồng hành bên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Dù đã rất cố gắng, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của quí Thầy Cô, các bạn đồng nghiệp, các bạn đồng khoá để luận văn được hoàn thiện hơn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2010 Tác giả Lưu Mai Hương MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài 1.1. Để thực hiện xã hội hóa giáo dục, từ năm 1989 Đảng và Nhà nước cho phép thành lập loạihình trường Đại học ngoài công lập và trường Cao đẳng kỹ nghệ (SEC) được ra đời tháng 10 năm1997. Đến năm 2004 theo QĐ số 57/2004 QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, trường được chuyểnlên hệ Đại học và đổi tên thành trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU). Đây là một chủ trươngrất đúng đắn, hợp quy luật và phù hợp với tình hình đất nước nên loại hình trường Đại học ngoàicông lập ngày càng phát triển và giữ một vị trí nhất định trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuynhiên, hệ thống văn bản cũng như các tài liệu hướng dẫn thực hiện quản lí nói chung và quản lí đàotạo nói riêng đối với loại hình trường này, cho đến nay, chỉ mới hoàn thành ở bước đầu, ở mứckhung tối thiểu cần thiết, chưa có những qui định cụ thể chỉ đạo hoạt động đặc trưng của loại hìnhtrường này. Hiện nay, việc quản lí hoạt động giảng dạy ở các trường đại học ngoài công lập vẫn dựa vào môhình quản lí giảng dạy ở trường đại học công lập, trong khi đó, trường đại học ngoài công lập cónhững đặc điểm, đặc trưng khác biệt so với trường đại học công lập. Vì thế, việc quản lí, điều hànhhoạt động đào tạo ở loại hình trường đại học ngoài công lập vẫn còn phần nào mang tính áp đặt,kinh nghiệm, mò mẫm, vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường sao chokhông vi phạm pháp lí mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. 1.2. Nhìn chung, thực trạng quản lí việc giảng dạy của các trường đại học ngoài công lập chưacó nét đặc trưng. Các biện pháp quản lí đều dựa trên mô hình quản lí của các trường công lập. Trongkhi đó các điều kiện giảng dạy của các trường đại học ngoài công lập khác xa với các trường đạihọc công lập ở hai phương diện: - Đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên đa phần là thỉnh giảng từ các trường đại học công lập,trình độ chuyên môn khác nhau, đôi khi các môn học chuyên ngành không phù hợp với tiêu chí vàmục tiêu đào tạo của trường. Thời gian giảng dạy eo hẹp gây khó khăn cho việc xếp lịch dạy củanhà trường. Việc quản lí chuyên môn và sinh hoạt chuyên môn cũng khó so với đội ngũ giảng viêncơ hữu. - Sinh viên đầu vào được tuyển sinh theo phương thức xét tuyển nên trình độ yếu hơn so với sinhviên các trường công lập. Sinh viên được xét tuyển vào trường phần lớn từ các tỉnh thành phía Namnên trình độ chênh lệch nhau khá lớn. Vì vậy phải có những phương pháp và biện pháp giảng dạy vàquản lí giảng dạy phù hợp mới có thể đạt được mục tiêu và chất lượng giáo dục của nhà trường. 1.3. Nghiên cứu về quản lí hoạt động giảng dạy ở trường Đại học ngoài công lập chưa có côngtrình nào, ngoại trừ công trình “Thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: