Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Phân tích liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 106      Loại file: pdf      Dung lượng: 697.12 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng liên kết giữa hộ nuôi tôm và các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; từ đó xây dựng hệ thống các giải pháp để hoàn thiện các mối liên liên kết này trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Phân tích liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ PHƯƠNG THẢOPHÂN TÍCH LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NỮ MINH PHƯƠNG HUẾ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoanrằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thôngtin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lê Phương Thảo i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, lời cảm ơn đầu tiên đặc biệt và sâu sắc nhất, tôixin gửi đến thầy TS.Lê Nữ Minh Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôitận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy cô giáo Trường Đại họcKinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các Lãnh đạo, nhân viên các phòng, banchuyên môn của: Ủy ban nhân dân; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Quảng Ninh đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tư vấn giúp đỡ tôi trong quá trìnhnghiên cứu, hoàn thành luận văn. Và tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ, độngviên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và thực hiện thànhcông luận văn này. Luận văn là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu và sự nỗ lựccố gắng của bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn không thể tránhkhỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy(cô) và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Quảng Bình, ngày tháng năm 2018 Tác giả Lê Phương Thảo ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: LÊ PHƯƠNG THẢO Chuyên ngành: Quản lý kinh tế ứng dụng Mã số: 60 34 04 10 Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ NỮ MINH PHƯƠNG Tên đề tài: PHÂN TÍCH LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI VÀ CÁCTÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI HUYỆN QUẢNGNINH, TỈNH QUẢNG BÌNH. 1. Tính cấp thiết Huyện Quảng Ninh là một trong ba huyện, thị thuộc tỉnh Quảng Bình có tỷtrọng nuôi tôm lớn với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi tôm. Tuynhiên, những hộ nuôi tôm nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong nuôi trồng và tiêuthụ sản phẩm và một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình đó là doviệc sản xuất, kinh doanh tôm trên địa bàn huyện Quảng Ninh mới chỉ dừng lại ởtừng công đoạn đơn lẻ, chưa hình thành được mối liên kết giữa các tác nhân trên thịtrường sản phẩm tôm nuôi, do đó, khả năng kiểm soát các vấn đề cũng như phânchia lợi ích giữa các tác nhân chưa được công bằng. 2. Phương pháp nghiên cứu Ngoài số liệu thứ cấp, nghiên cứu còn tiến hành thu thập số liệu sơ cấp bằngcách phỏng vấn 70 Hộ nuôi tôm, 5 nhà cung ứng đầu vào, 1 thu gom lớn và 1 thugom nhỏ, 1 doanh nghiệp chế biển trên địa bàn huyện Quảng Ninh và dùng phươngpháp tổng hợp và phân tích để đưa ra vấn đề và hướng giải quyết. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Nghiên cứu cho thấy rằng tại huyện Quảng Ninh đã tồn tại mối liên kếtngang giữa các hộ nuôi hình thành nên các HTX, THT, nhóm nuôi tôm tuy nhiênmối liên kết này lại chưa thực sự hiệu quả. Liên kết dọc giữa hộ nuôi và doanhnghiệp chế biến chưa được hình thành. Các liên kết còn lỏng lẻo, hầu hết là hợp đồngmiệng hoặc văn bản thỏa thuận chưa có tính pháp lý. Từ đó, tác giả đưa ra những giảipháp, kiến nghị nhằm phát triển liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân, giúp ngành tômnuôi huyện Quảng Ninh phát triển bền vững. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTHTX : Hợp tác xãTHT: Tổ hợp tácVSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm iv MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ iLỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iiTÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ....................................iiiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................ivDANH MỤC HÌNH.....................................................................................................viiiDANH MỤC BẢNG...................................................................................................... ixPHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 11. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 12. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn.............................................................................. 23. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn................................................. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: