Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh Bến Tre

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 909.16 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn được thực hiện với mục tiêu là xây dựng mô hình nghiên cứu để xác định, đo lường các yếu tố năng lực động tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh Bến Tre. Từ đó, gợi ý những giải pháp, chính sách đối với khu vực công để hỗ trợ các doanh nghiệp phù hợp nhằm nuôi dưỡng các nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh Bến Tre.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh Bến Tre BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHẤU THỊ KIM THƯ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NĂNG LỰC ĐỘNGĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN DỪA TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHẤU THỊ KIM THƯ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NĂNG LỰC ĐỘNGĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN DỪA TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. ĐINH PHI HỔ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Trường Đạihọc Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt phương pháptư duy và những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trường vàđặc biệt là PGS.TS. Đinh Phi Hổ, đã dành cho tôi những lời khuyên quý báo vàlời góp ý sâu sắc cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Hiệp Hội Dừa tỉnh Bến Tre, các tổchức, cá nhân, doanh nghiệp chế biến dừa đã chia sẻ thông tin, giúp đỡ tôitrong quá trình thu thập số liệu và chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích phục vụcho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể cán bộ, công chức SởCông Thương tỉnh Bến Tre đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được tham giakhóa học bổ ích này nhằm nâng cao trình độ, hiểu biết để phục vụ tốt hơn chocông tác tại địa phương trong thời gian tới. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệpđã luôn động viên, quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua. Khấu Thị Kim Thư i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đinh Phi Hổ. Các số liệu và những kết luận nghiên cứu thực hiện trong luận văn làhoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại họcKinh tế TP.HCM. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 Tác giả Khấu Thị Kim Thư ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Các doanh nghiệp chế biến dừa Bến Tre đang phải đối mặt với những tháchthức do sự thay đổi nhanh chóng và khó lường của môi trường kinh doanh cũng nhưáp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong nước và ngoài nước. Trongbối cảnh đó, các doanh nghiệp cần nhận dạng và nuôi dưỡng các yếu tố tạo thànhnăng lực động để tạo ra lợi thế cạnh tranh, mang lại kết quả kinh doanh cho doanhnghiệp. Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng mô hình các yếu tố năng lực độngảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp và đo lường mức độ tácđộng đến kết quả kinh doanh. Trên cơ sở tiếp cận hệ thống lý thuyết về cạnh tranh truyền thống, lý thuyết vềnguồn lực và lý thuyết về năng lực động, nghiên cứu đã khảo sát tổng thể các doanhnghiệp chế biến dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Mô hình ban đầu gồm 8 thang đo ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, với tập hợp 44 biến quan sát. Saukhi sử dụng phương pháp kiểm định chất lượng của thang đo đã loại ra 6 biến, còn lại38 biến. Qua bước phân tích nhân tố khám phá đã loại tiếp 5 biến, còn lại 33 biến đạidiện cho 8 nhóm nhân tố, đó là năng lực sáng tạo, đáp ứng khách hàng, phản ứng vớiđối thủ cạnh tranh, thích ứng với môi trường vĩ mô, chất lượng mối quan hệ với đốitác, định hướng kinh doanh, định hướng học hỏi và kỳ vọng cơ hội WTO. Thông qua kỹ thuật phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, kết quảnghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố thật sự có tác động đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp theo thứ tự quan trọng đó là: (1) Chất lượng quan hệ, (2) Năng lực sángtạo, (3) Thích ứng môi trường, (4) Phản ứng cạnh tranh, (5) Định hướng kinh doanh. Từ kết quả phân tích trên, đề tài đã gợi ý một số chính sách như tăng cườngcông tác xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập được mối quan hệ tốtvới khách hàng; liên kết các doanh nghiệp chế biến dừa nhằm hỗ trợ trong hoạt độngxuất khẩu và tạo vùng nguyên liệu ổn định cho các doanh nghiệp; phát triển khoa họccông nghệ để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao; hỗ trợ các doanh nghiệp thu thậpcác thông tin về môi trường vĩ mô để giúp các doanh nghiệp thích ứng kịp thời, nhấtlà công tác dự báo thị trường; hỗ trợ đầu tư nghiên cứu và phát triển để nghiên cứu vềđối thủ cạnh tranh cũng như xác định thị trường mục tiêu cụ thể cho từng sản phẩm. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ............................................................................................. i Lời cam đoan ......................................................................................... ii Tóm tắt luận văn .................................................................................... iii Mục lục .................................. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: