Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh vùng Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc trong phát triển cụm ngành sản xuất điện thoại di động

Số trang: 82      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.98 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tập trung phân tích, đánh giá NLCT của Vùng cho phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ, qua đó dựng lên bức tranh tổng quát NLCT của Vùng và đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp để phát triển cụm ngành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh vùng Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc trong phát triển cụm ngành sản xuất điện thoại di động -i- LỜI CAM ĐOANTôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sửdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểubiết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinhtế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 7 năm 2015 Tác giả luận văn Hà Thanh Tịnh -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và các quýthầy, cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin được gửilời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Xuân Thành, người đã hướng dẫn tận tình, chia sẻthông tin và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình làm luận văn của mình. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Sở Thông tinvà Truyền thông Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện để tôi được tham gia khóa học và hoàn thànhluận văn thạc sỹ này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè – những ngườiđã luôn ủng hộ, giúp đỡ, động viên để tôi có thêm động lực tham gia khóa học và hoànthành khóa học. -iii- TÓM TẮT Nghiên cứu này đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) của Vùng Hà Nội, Bắc Ninh,Thái Nguyên và Vĩnh Phúc trong phát triển cụm ngành sản xuất điện thoại di động(ĐTDĐ). Đây là các địa phương được lựa chọn theo tiêu chí: có vị trí địa lý tiếp giáp nhau;gần Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; tương đồng trong chính sách phát triển công nghiệpđiện tử; có mức độ gắn kết cao về cơ sở hạ tầng, kinh tế và lao động, trong đó Bắc Ninh,Thái Nguyên là địa phương đặt nhà máy sản xuất ĐTDĐ của Samsung và Microsoft. Bức tranh kinh tế cho thấy Vùng Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc (sauđây gọi là Vùng) có vị trí quan trọng và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam:năm 2013 đóng góp gần 20% GDP, 3/4 địa phương có đóng góp vào ngân sách trung ương.Nhiều ngành kinh tế của Vùng chiếm hơn 30% tỷ trọng cả nước như: vận tải, truyền thôngchiếm 58,9%, công nghiệp chế biến - chế tạo 33,4%, xây dựng 30,6%. Ngành công nghiệpđiện tử với đầu tư của Samsung, Microsoft từ 2008-2012 đã có tốc độ tăng tới 83%, chiếm95,3% giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) của công nghiệp điện tử cả nước. NLCT nền tảng của Vùng khá mạnh nhờ Các yếu tố sẵn có của địa phương với vị tríđịa kinh tế quan trọng, tài nguyên phong phú và NLCT vĩ mô với hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹthuật đầy đủ, khá phát triển, đồng bộ. NLCT vi mô là điểm yếu nhất trong NLCT nền tảngcủa Vùng do những hạn chế bởi yếu tố môi trường kinh doanh. Đánh giá NLCT Vùng cho phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ qua mô hình kimcương cho thấy các điều kiện nhân tố đầu vào có mức độ cạnh tranh nhất, tiếp đến là cácđiều kiện cầu; tương đồng với NLCT nền tảng, yếu tố về môi trường chính sách giúp pháthuy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh có mức độ cạnh tranh kém nhất do những hạnchế về: môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng; chính sách phát triển CNHT chưa hoànthiện, chưa được thực hiện mạnh mẽ; chất lượng dịch vụ công còn kém. Để nâng cao NLCT của Vùng trong phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ, các nhómgiải pháp ở quy mô Vùng gồm: i) Cải thiện môi trường kinh doanh; ii) Phát huy lợi thế từcác liên kết Vùng; iii) Phối hợp tiếp thị thu hút thêm các nhà sản xuất ĐTDĐ; iv) Kiến tạomôi trường, hỗ trợ hợp tác giữa doanh nghiệp (DN) với DN và với hệ thống giáo dục; v) -iv-Xây dựng kế hoạch thực thi các chính sách phát triển, hỗ trợ DN vừa và nhỏ; vi) Phối hợptrong thu hút đầu tư cho phát triển hạ tầng. Cùng với đó là nhóm giải pháp ở quy mô quốc gia gồm: i) Hoàn thiện các chính sáchphát triển CNHT, cụm ngành; ii) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về DN; iii) Xây dựngchính sách hỗ trợ, phát triển DN vừa và nhỏ; iv) Xây dựng chính sách đào tạo, phát triểnnguồn nhân lực; v) Xây dựng chính sách liên kết Vùng, DN, cụm công nghiệp. -v- MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... iLỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: