Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939) tìm hiểu vùng đất Miền Đông Nam Kỳ trước và trong thời Pháp thuộc; sự hình thành và phát triển đồn điền cao su ở Miền Đông Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1898-1939); khai thác đồn điền cao su và hiệu quả kinh tế của đồn điền cao su ở Miền Đông Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1898-1939).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939) 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯỢNGLỊCH SỬ ĐỒN ĐIỀN CAO SU Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ THỜI KỲ PHÁP THUỘC GIAI ĐỌAN (1898-1939) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HUỲNH HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học sư phạm thành phốHồ Chí Minh, phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, quý thầy cô khoa sử đãgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn TS. Lê Huỳnh Hoa, cô đã tận tìnhchỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiệnluận văn. Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Phước Vĩnh và các đồngnghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôitrong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Hầu hết các nhà nghiên cứu về chế độ thuộc địa trên thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng đều thừa nhận rằng, chế độ thống trị thuộc địa của chủ nghĩa thực dânphương Tây là một chế độ áp bức bóc lột tàn bạo đáng bị lên án. Nhưng khách quan,nó cũng thúc đẩy nền kinh tế thuộc địa chuyển sang hình thái kinh tế mới với sự hiệndiện của nhân tố mới - nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thuộc địa Việt Nam thời Pháp thuộc, Miền Đông Nam Kỳ làmột trong những địa phương phản ánh tập trung những yếu tố kinh tế mới. Đặc biệtnhất là hoạt động của “đồn điền cao su” – ngành đại diện cho hoạt động nông nghiệpthực dân hiện đại. Từ nhiều thế kỷ trước, khi Nam Kỳ còn đặt dưới sự kiểm soát của Chân Lạp,Miền Đông Nam Kỳ là một vùng hoang vu nhiều rừng rậm. Dưới thời các chúaNguyễn, cư dân người Việt, người Hoa… vào khai phá, biến nơi đây thành vùngtrồng trọt lớn của vùng đất Nam Bộ. Từ khi thực dân Pháp xâm lược và tiến hành khai thác thuộc địa ở nước ta,Miền Đông Nam Kỳ đã có những biến đổi sâu sắc về kinh tế. Xuất phát từ mục tiêulợi nhuận, tư bản Pháp đặc biệt quan tâm tới nông nghiệp, tận dụng tối đa điều kiệnthiên nhiên thuận lợi về đất đai để đầu tư trồng trọt, trong đó cây cao su – một loạinguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp, có giá trị kinh tế cao và là sản phẩmđang được thị trường thế giới bấy giờ ưa chuộng – đứng ở vị trí số một, trở thành câytrồng chính trên đồng đất Miền Đông Nam Kỳ. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Miền Đông Nam Kỳ đã nhanhchóng trở thành nơi có diện tích đồn điền cao su lớn nhất cả nước. Cây cao su từ đósớm khẳng định vị trí và vai trò trong nền kinh tế Miền Đông Nam Kỳ nói riêng và cảnước nói chung, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước,đem lại nguồn lợi rất lớn cho tư bản thực dân Pháp. Với sự xuất hiện của vùng nguyên liệu cây cao su công nghiệp, Nam Kỳ đãhình thành được hai vùng sản xuất nguyên liệu chính phục vụ cho xuất khẩu của thựcdân Pháp, đó là lúa gạo ở Miền Tây và cao su ở Miền Đông. Trong đó Miền ĐôngNam Kỳ với thế mạnh đặc trưng của mình đã tác động khá lớn đến tổng thể kinh tếNam Kỳ. Để hiểu rõ vị trí và vai trò của cây cao su trong nền kinh tế Miền Đông NamKỳ nói riêng và Việt Nam nói chung thời Pháp thuộc, tôi đã chọn đề tài « Lịch sửđồn điền cao su ở Miền Đông Nam Kỳ thời Pháp thuộc giai đoạn (1898-1939) »làm đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sỹ của mình. Mong rằng những hiểu biết lịch sửsau khi nghiên cứu có thể làm cơ sở khoa học và thực tiễn để hiểu, để xác định hướngđi kinh tế của Miền Đông Nam Kỳ trong hiện tại và tương lai.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Để thực hiện đề tài, tôi đã tìm đọc và nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứuđề cập đến những nội dung có liên quan đến đề tài. Các nội dung này phần lớn đượcthể hiện hòa lẫn trong các công trình nghiên cứu về nhiều mặt của Nam Kỳ và MiềnĐông Nam Kỳ. Có thể giới thiệu sơ bộ sau đây. Trước tiên phải kể đến các tác phẩm của người Pháp. Họ rất quan tâm nghiêncứu về vấn đề trồng trọt ở Miền Đông Nam Kỳ, đã bỏ không ít thời gian vào việcnghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Miền Đông Nam Kỳ: - Terres rouges et terres noires basaltiques d’Indochine, nhà xuất bản Hà Nội,năm 1931 và Economic agricole del l Indochine, nhà xuất bản Hà Nội, năm 1932của Yves Henry. - Le problem économique Indochinois của P. Bernard, xuất bản năm 1934. - Note sur ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: