Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trong kịch phi lý

Số trang: 118      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.51 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn tham khảo luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trong kịch phi lý sau đây để nắm bắt được những nội dung về kịch phi lý và bối cảnh Văn học phương Tây thế kỷ XX; nhân vật và hành động kịch phi lý; nhân vật trong kịch phi lý và ngôn ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trong kịch phi lý BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- TRẦN THY NGỌC CHI NHÂN VẬTTRONG KỊCH PHI LÝChuyên ngành : Văn học nước ngoàiMã số : 602230 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đào Ngọc Chương Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kịch phi lý là một trong những trào lưu văn học nổi bật giữa thế kỷ XX, là hiệntượng văn học độc đáo của nhân loại. Dù chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn nhưng Kịch phi lý ảnh hưởng lớn đến đời sốngsân khấu và cả tâm lí xã hội con người phương Tây những năm 50 của thế kỷ XX. Bằngnhững nỗ lực, cống hiến đầy sáng tạo, các tác giả Kịch phi lý đã thực sự đem lại niềm thíchthú cho khán giả khi đối diện với sân khấu phi lý - sân khấu cuộc đời. Trong văn học, Kịch phi lý luôn hướng đến sự tìm tòi mới lạ, phản ánh những vấn đềvề đời sống con người. Kịch phi lý ra đời trên tinh thần phá vỡ những quy tắc kịch truyềnthống và dần xác lập hệ tiêu chí mới cho thể loại, đặc biệt là vấn đề nhân vật. Những đónggóp về nghệ thuật của Kịch phi lý đã vượt khỏi phạm vi quốc gia Pháp thế kỷ XX. Nhữngvấn đề về con người và thời đại được phản ánh trong Kịch phi lý mang đậm tính nhân loạivà đã trở thành triết lý nhân sinh vĩnh cửu. Giải thưởng Nobel văn chương dành cho làSamuel Beckett và các giải thưởng khác mà E. Ionesco được trao tặng là một xác tín. Kịch phi lý với những biến đổi nhất định về một số phương diện lý luận (trong đó cónhân vật) đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình. Từ trước đến nay,giới nghiên cứu đã khai thác nhiều khía cạnh của Kịch phi lý. Bằng những biểu hiện vàđánh giá khác nhau, thế giới đã khẳng định sự đóng góp của Kịch phi lý đối với lịch sử pháttriển kịch nghệ nói chung và sân khấu Pháp nói riêng. Nhân vật là một trong những vấn đềtrọng tâm có tính cốt lõi của hoạt động sáng tạo và cảm thụ văn học. Vì thế, nghiên cứuKịch phi lý, chúng tôi thiết nghĩ tiếp cận vấn đề từ phương diện nhân vật cũng là điều nênlàm. Hơn nữa, ở Việt Nam, đối với học sinh phổ thông khi tiếp nhận tác phẩm văn học thìkỹ năng phân tích nhân vật luôn được xem là yêu cầu bắt buộc, nhưng trong thực tế, chươngtrình giáo dục nước ta vẫn chưa quan tâm đúng mức đến thể loại kịch, thời lượng dành choviệc học và dạy kịch ở trường phổ thông, cao đẳng và cả đại học chuyên ngành vẫn còn hạnchế. Ngoài ra, nghiên cứu kịch, nhất là phân tích nhân vật kịch còn giúp cho chúng ta cảmnhận được giá trị của vở diễn, giá trị của con người trong đời sống sân khấu và đời sốngthực tại. Một cách nào đó, đó là kiểu con người thời đại. Chính vì vậy, việc chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nhân vật trong Kịch phi lý” mang mộtý nghĩ thiết thực, cho phép chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về sân khấu, đời sống sân khấunói chung và cả cuộc đời. Những gì luận văn của chúng tôi đạt được sẽ góp thêm một tiếngnói, một cách nhìn về việc nghiên cứu và giảng dạy Kịch phi lý, chí ít là ở Việt Nam hiệnnay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào mọi vấn đề củaKịch phi lý mà chỉ dừng lại khảo sát nhân vật trong Kịch phi lý ở hai phương diện hànhđộng và ngôn ngữ. Và chúng tôi đặt chúng trong mối quan hệ so sánh, đối chiếu với kịchtruyền thống. Vì thế, chúng tôi chỉ tập trung vào những tác phẩm thuộc giai đoạn đỉnh cao của Kịchphi lý là: Nữ ca sĩ hói đầu (La Cantatrice chauve), Những chiếc ghế (Les chaises), Trongkhi chờ Godot (En attendant Godot) của hai tác gia tiêu biểu Samuel Beckett và EugèneIonesco. Nghĩa là, chúng tôi giới hạn đề tài, không xem xét hai phương diện trên của nhânvật Kịch phi lý trong tiến trình nảy sinh, vận động, đỉnh cao và suy tàn. 3. Lịch sử vấn đề Từ sau khi đạo diễn Nicolas Bataille quyết định dựng vở Tiếng Anh không hàihước của E. Ionesco, sau đó vở Nữ ca sĩ hói đầu được đem ra diễn lần đầu tiên vào tháng11 năm 1950 tại rạp Noctambules ở Paris, rồi lần lượt đến các vở Bài học (La Lecon)(1951), Những chiếc ghế (1952), Các nạn nhân của nghĩa vụ (Victimes du devoir)(1953)…, kịch của E.Ionesco bắt đầu gây nên dư luận, giới nghiên cứu để ý đến của nhữngsáng tác của E.Ionesco. Và nhất là khi vở Trong khi chờ Godot của S.Beckett được côngdiễn thì các nhà nghiên cứu phê bình về sân khấu Pháp trên thế giới đã thực sự quan tâmnhiều đến trào lưu Kịch phi lý. Cho đến nay, rất khó thống kê chính xác được số lượng công trình nghiên cứu Kịch philý trên thế giới, nhất là ở Châu Âu. Ngay tại Việt Nam, từ thập niên 60 của thế kỷ trước, giới dịch thuật đã hưởng ứngmạnh mẽ phong trào dịch Kịch phi lý. Nhiều vở kịch của E.Ionesco, S.Beckett, ArthurAdamov được dịch ra tiếng Việt, phổ biến trên các tạp chí như tạp chí Văn Khoa, tạp chíĐại Học, tạp chí Bách Khoa… Ngoài ra, còn có một số công trình khác (bao gồm các giáotrình, luận án, luận văn chuyên ngành) trong các trường đại học và cao đẳng; các công trìnhnghiên cứu in riêng; các tiểu luận, các bài viết, khảo luận và các bài giới thiệu đăng trên cáctạp chí, báo và sách in dịch tác phẩm của Kịch phi lý, quan tâm đến trào lưu kịch mới lạ nàyxuất hiện hơn nửa thế kỷ qua. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin phát triển, các trang báođiện tử và một số Website có đăng tải nhiều thông tin lí thú về các tác giả Kịch phi lý bêncạnh những phân tích, đánh giá của giới phê bình chuyên môn về nghệ thuật xây dựng nhânvật Kịch phi lý. Tất nhiên, ở một vài phương diện nhất định, ý kiến của các nhà nghiên cứu có đôi chỗgặp gỡ nhưng ở đây, chúng tôi không đặt ra cho mình nhiệm vụ lí giải hiện tượng trên màchỉ tổng thuật các ý kiến thật sự có liên quan. Tiếp cận Kịc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: