Danh mục

Luận văn Thạc sỹ: Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế

Số trang: 170      Loại file: doc      Dung lượng: 1.46 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 170,000 VND Tải xuống file đầy đủ (170 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sỹ: Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế được nghiên cứu nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về ngành nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng; phân tích, đánh giá thực trạng một số ngành nghề thủ công mỹ nghệ có tiềm năng phát triển của thành phố Huế; đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian đến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sỹ: Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIÉT CỦA ĐÈ TÀI Ngành nghề thủ công truyền thống (TCTT), trong đó thủ công mỹ nghệ (TCMN)   là bộ  phân quan trọng đã hình thành và tồn tại trong suốt quá trình phát triển kinh tế  xã  hội Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế  nói riêng. Ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  luôn gắn liền với những làng nghề, phố nghề sản xuất các sản phẩm thủ công để phục   vụ cho các mục đích sử dụng của đời sống xã hội. Các ngành nghề thủ công mỹ  nghệ xuất hiện, tồn tại và suy vong theo từng giai   đoạn phát triển của lịch sử. Các ngành nghề  thủ công phù hợp với đòi hỏi của nhu cầu  xã hội tại một thời điểm nào đó thì sẽ  có điều kiện phát triển, những ngành nghề  nào   không còn phù hợp thì sẽ tự đào thãi. Như vây, theo dòng chảy của sự vân động và phát   triển mỗi ngành nghề  thủ  công đều trãi qua các giai đoạn hưng thịnh và suy tàn nhất  định. Nhưng nhìn chung cho đến nay ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  vẫn có một vai trò   quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam. Đối với Thừa Thiên Huế, quá trình hình thành và phát triển của ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  ngoài những nét chung như bao vùng miền khác trên đất nước thì còn có  những nét đặc thù riêng có của vùng đất này. Do Huế  là vùng đất kinh kỳ, những sản   phẩm thủ  công được làm để  phục vụ  cho nhu cầu sử  dụng của tầng lớp quan lại, quý   tộc thượng lưu hoặc hình thành từ yêu cầu của triều đình. Chính các yếu tố lịch sử này   giúp cho Huế  trở  thành vùng đất tập trung nhiều ngành nghề thủ  công mỹ  nghệ  và các   sản phẩm đạt đến độ  tinh xảo cao, mang tính biểu tượng của nền mỹ  thuật đất nước   trong một giai đoạn lịch sử, nhiều sản phẩm trở  thành di sản văn hoá đặc sắc tượng   trưng cho trình độ phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. [12] Thừa hưởng những thành quả  trên, ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  trên địa bàn   thành phố Huế cần phải tiếp tục tồn tại và tìm ra cho mình một con đường mới để phát  triển phù hợp. Nghị  quyết của Thành uỷ  về  chương trình hành động thực hiện Nghị  quyết TW 5 [58] : Huy động mọi nguồn lực trong dân, đầu tư  sản xuất hàng lưu niệm,  hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, tổ chức tốt các điểm bán hàng lưu niệm phục vụ  1 du khách, xây dựng làng nghề  truyền thống phục vụ  du lịch và xuất khẩu, tăng cường  công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhằm thực hiện thắng lợi chương   trình phát triển du lịch của địa phương. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất­kinh doanh hàng thủ  công mỹ  nghệ  và làng nghề  trên địa bàn vẫn còn yếu, chưa tạo được những chuyển biến lớn nhằm tăng tốc sự  phát   triển của ngành, giá trị sản xuất vẫn chưa cao so với các tỉnh, thành phố khác. Số lượng  cơ sở làm hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn chưa nhiều, phần lớn các đơn vị  chỉ  duy trì sản xuất  ở quy mô nhỏ, mẫu mã chưa phong phú, chưa đáp ứng tốt thị  hiếu   khách tiêu dùng, năng suất thấp, giá trị lao động thủ công trong một đơn vị sản phẩm còn quá lớnnên giá thành cao, bao bì thẩm mỹ kém, công tác tuyên truyền, tiếp thị quảng cáo ít được chú trọng, trình độ  quản lý của chủ cơ  sở còn hạn chế. Trong các ngành nghề  thủ  công truyền thống, ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  là  một trong những nhóm ngành có thế  mạnh xuất khẩu. Huế  là thành phố  du lịch nên có   thể  tân dụng  ưu thế  này để  xuất khẩu tại chổ  thông qua các của hàng bán hàng lưu  niệm, tổ chức các siêu thị hàng thủ công mỹ nghệ, tổ chức các làng nghề mang tính biểu   diễn vừa thu hút khách du lịch vừa có thể bán hàng trực tiếp. Thị trường tiêu thụ có điều   kiện thuận lợi như vây nhưng sản phẩm hàng lưu niệm tại địa phương lại không phong  phú, một số mặt hàng sức cạnh tranh thua kém nhiều so với hàng nhập từ Trung Quốc,  Thái Lan... Đối với thị trường xuất khẩu trực tiếp chúng ta vẫn chưa khai thác được do   sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, thua kém trong cạnh tranh   về mẫu mã sản phẩm, giá thành, kinh nghiệm thương trường, chưa có các thương nhân   lớn hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Trước những   vấn đề trên, yêu cầu được đặt ra là làm thế  nào để phát huy tiềm năng của ngành nghề  thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế. Đây là yêu cầu vừa cấp thiết vừa lâu dài   cần được nghiên cứu nhằm tìm ra những căn cứ lý luận và thực tiễn làm cơ  sở cho việc  đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp. Xuất phát từ đó, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp   phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế “làm luận văn thạc   sỹ của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 2.1. Mục tiêu chung Đề  tài làm cơ  sở  hoạch định các chính sách và giải pháp phát triển cho ngành   nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể ­  Hệ  thống hoá những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng; ­   Phân tích, đánh giá thực trạng một số  ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  có tiềm  năng phát triển của thành phố Huế; ­  Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển ngành nghề thủ công mỹ  nghệ  trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian đến. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp chung Phương  pháp  duy vật  biện  chứng   được  vận  dụng  xuyên  suốt  trong  quá  trình  nghiên cứu. Bởi các hiện tượng kinh tế, xã hội nói chung đều chịu sự tác động của nhiều  yếu tố, mỗi một yếu tố lại được đặt trong mối liên hệ ràng buộc với các yếu tố khác và   có tác động qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu ngành nghề TCMN được đặt trong bối cảnh phát triển chung của ngành nghề  TTCN truyền thống  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: