Danh mục

Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học: Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học

Số trang: 99      Loại file: pdf      Dung lượng: 699.66 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với kết cấu nội dung gồm 3 chương, luận văn Thạc sỹ Giáo dục học "Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học" giới thiệu đến các bạn những nội dung về thế giới trẻ thơ trong truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi và Nguyễn Cừ, hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích ở sách tiếng Việt tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học: Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THƠM NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học Bậc Tiểu học Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NHÀN HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Nhàn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Nhàn, người đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và Phòng Sau Đại học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Thơm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, chưa từng được công bố ở bất cứ tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Thơm MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết về truyện cổ tích .................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 10 1.1.2. Đặc điểm thể loại của truyện cổ tích ..................................................... 13 1.1.3. Phân loại truyện cổ tích ......................................................................... 20 1.2. Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ (Trong kho tàng cổ tích của Nguyễn Đổng Chi và Nguyễn Cừ) .................................................................. 26 1.2.1. Thống Kê ............................................................................................... 26 1.2.2. Nhận xét chung ..................................................................................... 27 Chương 2. THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGUYỄN ĐỔNG CHI VÀ NGUYỄN CỪ 2.1. Phân loại nhân vật trẻ thơ......................................................................... 30 2.1.1. Cơ sở phân loại...................................................................................... 30 2.1.2. Phân loại nhân vật trẻ thơ...................................................................... 33 2.2. Đặc điểm nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích........................................ 34 2.2.1. Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật trẻ thơ ............................................. 34 2.2.3. Cuộc đời, số phận của nhân vật ............................................................ 42 2.3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ thơ ........................................................ 48 2.3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh ................................................................................................................. 48 2.3.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động ...................................... 52 2.3.3. Nghệ thuật sắp xếp, gắn kết nhân vật ................................................... 55 Chương 3. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Ở SÁCH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH 3.1. Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ trong chương trình Tiểu học ............. 59 3.1.1. Thống kê................................................................................................ 59 3.1.2. Nhận xét ................................................................................................ 63 3.2. Ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học, thông qua việc dạy các phân môn có truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ .............................................. 66 3.2.1. Giáo dục nhận thức ............................................................................... 67 3.2.2. Giáo dục, bồi dưỡng năng lực văn – Tiếng Việt ................................... 75 3.2.3. Giáo dục đạo đức................................................................................... 82 3.2.4. Giáo dục thẩm mỹ ................................................................................. 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Cùng các thể loại văn học dân gian khác, truyện cổ tích là di sản tinh thần vô giá của cha ông để lại. Đằng sau những lời kể giản dị là những cuộc đời, những số phận, những chuyện buồn vui của cuộc đời. Đến với cổ tích ta còn gặp những ước mơ khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Gần gũi chân thực và cũng giàu chất thơ, cổ tích dắt ta đi giữa đôi bờ hư thực. Con người được an ủi động viên vượt qua những trắc trở, khó khăn để kiên trì vượt lên trong cuộc sống... Những điều như thế khiến cổ tích là người bạn đường của nhân dân xưa và nay. Nghệ sĩ dân gian sử dụng phương thức hư cấu những yếu tố thần kì để kiến tạo nên một thế giới cổ tích với bao điều kì diệu, bao niềm thương cảm. Học sinh Tiểu học được các nhà tâm lí học gọi bằng một cái tên khác đầy ý nghĩa: “lứa tuổi cổ tích”. Ở lứa tuổi này, các em nhìn đời bằng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: