Danh mục

Luận văn tốt nghiệp 'Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ'

Số trang: 111      Loại file: doc      Dung lượng: 752.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đưa tới một sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và đưa xã hội loài người bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh ấy xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá là đòi hỏi tất yếu đối với tất cả mọi quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không thể là một ngoại lệ. Hoà vào xu hướng hội nhập ấy, để có thể tiến nhanh,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ”LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải phápthúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ 1 LỜI NÓI ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đưatới một sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và đưa xã hộiloài người bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền văn minh trítuệ. Trong bối cảnh ấy xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá là đòi hỏi tấtyếu đối với tất cả mọi quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không thể làmột ngoại lệ. Hoà vào xu hướng hội nhập ấy, để có thể tiến nhanh, tiến kịpthời đại thì Việt Nam cần phải phát huy những lợi thế vốn có của mình. Làmột quốc gia có dân số khoảng trên 80 triệu, thu nhập bình quân đầu ngườithấp thì lợi thế lớn nhất đối với Việt Nam là có một lực lượng lao động dồidào với giá nhân công rẻ. Bởi vậy, phát triển công nghiệp dệt may trong giaiđoạn đầu của qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có vai trò đặcbiệt quan trọng đối với Việt Nam. Ngoài việc sản xuất hàng tiêu dùng thiếtyếu cho nhân dân, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động trongxã hội, xuất khẩu hàng dệt may còn góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩucủa quốc gia. Hàng dệt may hiện đang đứng thứ hai trong tổng kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam, sau dầu thô. Trong năm 2003, hàng dệt may xuấtkhẩu tăng 30,8%, kim ngạch tăng khoảng 850 triệu USD đưa hàng dệt maytrở thành một trong số những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của ViệtNam. Trước mắt việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ còn gặpnhiều khó khăn như chất lượng hàng hoá chưa ổn định cộng với việc chưaam hiểu luật pháp kinh doanh cũng như phong tục, tập quán của thị trườngMỹ của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng trở ngại lớn nhất vẫn là việchàng dệt may của Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ.Nhưng dù sao hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết vào tháng 7/2000là một cơ hội mới, to lớn cho ngành dệt may nước ta vì đây là một thị trường 2nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Do vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩuhàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ được xem là một trong nhữngưu tiên hàng đầu để phát triển sản xuất, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tạocông ăn việc làm cho người dân và ổn định xã hội. 32.Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng dệtmay của Việt Nam sang thị trường Mỹ, thực trạng của thị trường Mỹ và yêucầu bức thiết của việc cần phải đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩuhàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Namvào thị trường Mỹ” nhằm khái quát thị trường dệt may tại Mỹ cũng nhưthực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ từ đó đề ra một sốgiải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trongthời gian tới.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng của đề tài là nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩyxuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc xuất khẩu mặt hàng dệtmay của Việt Nam sang thị trường Mỹ mà không mở rộng sang các thịtrường khác.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, so sánh sốliệu của nhóm hàng dệt may xuất khẩu, các mặt hàng sản xuất, xuất khẩuchủ đạo của nó những năm gần đây.Đề tài còn kết hợp phương pháp tổnghợp, phân tích đánh giá đồng thời vận dụng các quan điểm, đường lối, chínhsách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để làm sáng tỏ nội dungnghiên cứu của đề tài.5. Bố cục của đề tài:Với nội dung như vậy, đề tài của chúng tôi sẽ gồm các phần:Mục lụcLời nói đầuChương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng dệt may của ViệtNam .Chương II: Tổng quan về thị trường dệt may Mỹ.Chương III: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thịtrường Mỹ.Chương IV: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Namvào thị trường Mỹ.Kết luậnTài liệu tham khảo 4 Do còn có những hạn chế trong việc cập nhật thông tin cùng với nhữnghạn chế kiến thức của bản thân, nên trong đề tài không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy côvà các bạn để đề tài này được hoàn thiện. Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Th.S Nguyễn AnhTuấn cùng các thầy cô ở khoa Thương Mại Trường Đại Học Kinh Tế QuốcDân đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài đúng thời hạn. Nhóm thực hiện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: