Danh mục

Luận văn : ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HÓA MÔ MIỄN DỊCH (IMMUNOHISTOCHEMISTRY) TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỐM TRẮNG (White Spot Disease – WSD) TRÊN TÔM SÚ part 1

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 731.62 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Virus WSSV (White spot syndrome virus), thành viên của một họ virus mới tênlà Nimaviridae, là một loại virus nguy hiểm đối với tôm penaeids vì khả năng gây chếtcao và nhanh. Đề tài này được tiến hành nhằm phát triển một quy trình kiểm nghiệmmới ổn định, chính xác và có độ nhạy cao để phát hiện mầm bệnh WSSV trên tôm súPenaeus monodon trong phòng thí nghiệm Việt Nam. Đó là quy trình hoá mô miễndịch (Immunohistochemistry - IHC) dựa trên kháng thể đơn dòng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn : ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HÓA MÔ MIỄN DỊCH (IMMUNOHISTOCHEMISTRY) TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỐM TRẮNG (White Spot Disease – WSD) TRÊN TÔM SÚ part 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ***000*** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HÓA MÔ MIỄN DỊCH(IMMUNOHISTOCHEMISTRY) TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỐM TRẮNG (White Spot Disease – WSD) TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon) Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2001 – 2005 Sinh viên thực hiện: TRẦN NGỌC ÁNH MAI Thành phố Hồ Chí Minh - 2005 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ***000*** ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HÓA MÔ MIỄN DỊCH(IMMUNOHISTOCHEMISTRY) TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỐM TRẮNG (White Spot Disease – WSD) TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon) Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. NGUYỄN VĂN HẢO TRẦN NGỌC ÁNH MAI ThS. NGÔ XUÂN TUYẾN Thành phố Hồ Chí Minh - 2005 - LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TPHCMvà quý thầy cô Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học đã tận tình truyền đạt kiến thức trongnhững năm qua. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từViện Nghiên Cứu và Nuôi Trồng Thủy Sản II. Vì vậy xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến: - TS. Nguyễn Văn Hảo. - ThS. Ngô Xuân Tuyến. - BSTY Lê Thị Bích Thủy. - Các anh chị phòng Mô Học và phòng PCR thuộc Trung Tâm Quốc Gia Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thuỷ Sản Khu Vực Nam Bộ - Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II. - Các anh chị phòng Sinh Học Thực Nghiệm và toàn thể nhân viên Trại Thực Nghiệm Nuôi Thuỷ Sản - Thủ Đức – TPHCM. Những gì mà tôi học được trong thời gian thực hiện đề tài tại Viện Nghiên CứuVà Nuôi Trồng Thủy Sản II là những bài học thực tế mà tôi sẽ không thể nào quên. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên luận văn này không thể tránhkhỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầycô và các bạn. iii TÓM TẮT Virus WSSV (White spot syndrome virus), thành viên của một họ virus mới tênlà Nimaviridae, là một loại virus nguy hiểm đối với tôm penaeids vì khả năng gây chếtcao và nhanh. Đề tài này được tiến hành nhằm phát triển một quy trình kiểm nghiệmmới ổn định, chính xác và có độ nhạy cao để phát hiện mầm bệnh WSSV trên tôm súPenaeus monodon trong phòng thí nghiệm Việt Nam. Đó là quy trình hoá mô miễndịch (Immunohistochemistry - IHC) dựa trên kháng thể đơn dòng. Đại học Gent đãphát triển quy trình chuẩn cho kiểm nghiệm IHC sử dụng kháng thể đơn dòng(monoclonal antibody - mAb) 8B7 kháng lại protein VP28 của WSSV ứng dụng trênmẫu cố định trong paraffin và mẫu cắt lạnh. Quy trình này được nghiên cứu để thayđổi một vài chi tiết cho phù hợp hơn với điều kiện ở Việt Nam. Bốn nồng độ khác nhau của kháng thể đơn dòng (nồng độ chuẩn - 1X, 0,5X,1,5X và 2X) và ba nồng độ khác nhau của DAB (1X, 1,5X và 2X) được bố trí thửnghiệm trên các mẫu cắt cố định trong paraffin thu từ mô của các cá thể nhiễm vàkhông nhiễm WSSV và nồng độ chuẩn (1X) của kháng thể đơn dòng vẫn chứng tỏ tínhhiệu quả ứng với nồng độ DAB là 1,5X. Để so sánh phương pháp IHC với phương pháp PCR và mô học truyền thống vềtính chính xác, độ nhạy và hiệu quả kinh tế, 25 mẫu mô của tôm sú post-larvae và 30mẫu mô của tôm sú thương phẩm đã được kiểm tra bằng cả 3 phương pháp. So với 2phương pháp còn lại, trong một số trường hợp, IHC được xem là phương pháp đángtin cậy nhất nhờ tính đặc hiệu của kháng thể đơn dòng. Khác với mô học truyền thống,IHC không quá phụ thuộc vào khả năng phát hiện tế bào nhiễm của người đọc mẫu bởivì tín hiệu màu (màu nâu) rất rõ và dễ nhận biết. Bên cạnh đó, nhờ thao tác đơn giản,mAb có độ nhạy cao và mẫu kiểm tra không dễ bị ngoại nhiễm như PCR nên IHChiếm khi có hiện tượng dương tính giả và âm tính giả. Chính vì những ưu điểm nổi bậtđó của IHC chúng tôi khuyến khích sử dụng phương pháp này để chẩn đoán mầm bệnhWSSV trên tôm sú trong những thí nghiệm phục vụ nghiên cứu vốn yêu cầu cao về độchính xác. iv ABSTRACT White spot syndrome virus (WSSV), member of a new virus family calledNimaviridae, is an invertebrate virus causing considerable mortality in penaeid shrimp.This study was undertaken to develop a stable, accurate and sensitive monoclonalantibody (mAb)-based i ...

Tài liệu được xem nhiều: