Danh mục

LUẬN VĂN: Văn hoá chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

Số trang: 84      Loại file: pdf      Dung lượng: 998.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 84,000 VND Tải xuống file đầy đủ (84 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình mở cửa, giao lưu hợp tác quốc tế đã tạo cho cán bộ lãnh đạo tiếp cận với văn hoá, văn minh của nhân loại, góp phần nâng cao hiểu biết, nâng cao sự nhạy cảm trong giao tiếp ứng xử và đánh giá các mối quan hệ và các sự kiện trong cuộc sống. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, văn hoá chính trị có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động lãnh đạo, tổ chức và thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới ở tỉnh Khăm Muộn nói riêng và Cộng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Văn hoá chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay LUẬN VĂN:Văn hoá chính trị của cán bộ lãnh đạotỉnh Khăm Muộn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình mở cửa, giao lưu hợp tác quốc tế đã tạo cho cán bộ lãnh đạo tiếp cậnvới văn hoá, văn minh của nhân loại, góp phần nâng cao hiểu biết, nâng cao sự nhạycảm trong giao tiếp ứng xử và đánh giá các mối quan hệ và các sự kiện trong cuộc sống.Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, văn hoá chính trị có vai trò hết sức quan trọng tronghoạt động lãnh đạo, tổ chức và thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới ở tỉnh KhămMuộn nói riêng và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào nói chung. VHCT được xây dựng và phát triển sẽ giúp cho Đảng Nhân dân Cách mạng Làovới tư cách là Đảng cầm quyền nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy tiềm lực trí tuệ vàtư tưởng của Đảng, làm cho Đảng vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ, nâng cao được uytín và ảnh hưởng của Đảng trong xã hội. Nhờ đó, Đảng có thể khẳng định trên thực tếvai trò lãnh đạo của mình đối với nhà nước và xã hội. Bằng cách đó VHCT có tác dụngrất quan trọng để xây dựng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền trong sạch,vững mạnh, đồng thời vượt qua được những thách thức và nguy cơ để phát triển trongbối cảnh hiện nay. Do vậy, việc làm cho VHCT thấm sâu vào nội dung, phương phápxây dựng Đảng về mọi mặt mà thực chất của quá trình này chính là hình thành và pháttriển VHCT của Đảng, nhân cách của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnhđạo. Văn hoá chính trị với tác dụng và hiệu quả của nó còn góp phần nâng cao nănglực và hiệu quả của quản lý nhà nước và hoạt động của hệ thống chính trị, thúc đẩy quátrình dân chủ hoá xã hội, phát triển cơ sở xã hội của chế độ chính trị. Nhờ nâng caoVHCT mà các cán bộ lãnh đạo phát huy được những tiềm năng sáng tạo, đấu tranhchống quan liêu tham nhũng để bảo vệ Đảng, nhà nước và chế độ khỏi sự tha hoá, biếndạng. VHCT một khi thâm nhập vào đời sống và trở thành phổ biến, trước hết ở sựgương mẫu của cán bộ lãnh đạo về sự trong sạch của thể chế, sau đó là trình độ giác ngộchính trị của quần chúng, khả năng làm chủ và tham gia vào các hoạt động quản lý nhànước, sẽ thể hiện được vai trò mục tiêu và động lực của nó đối với sự phát triển ở tỉnhKhăm Muộn. Thực tế ở tỉnh Khăm Muộn hiện nay: sau 23 năm thực hiện đổi mới ở Lào, việctriển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, V, VI, VII và các Nghị quyết khác, bằngmọi hình thức đã góp phần nâng cao tri thức chính trị của cán bộ, nhất là cán bộ lãnhđạo, chẳng hạn như đào tạo ngắn hạn và dài hạn, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin cũngnhư đường lối, chủ trương của Đảng. Tuy nhiên so với yêu cầu của thời đại, cán bộ lãnhđạo của Tỉnh còn thiếu về lý luận, trình độ lý luận còn thấp. Trong hoạt động chính trị thực tiễn có nhiều vấn đề bức xúc, một số bộ phận cánbộ ý thức tự học, phấn đấu giảm sút, ý thức tổ chức kỷ luật yếu, có tư tưởng phe phái,họ hàng, bạn bè cục bộ trong công việc. Những tri thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lýcủa một số cán bộ ở cấp tỉnh đến huyện còn yếu, có tình trạng thiếu gương mẫu tronglối sống, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, giảm sút tinh thần trách nhiệm đốivới nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho. Do vậy, việc nghiên cứu, nhận thức vềvăn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của tỉnh, trên cơ sở đó nâng cao trình độVHCT cho đội ngũ này sẽ góp phần trực tiếp tới sự ổn định và phát triển của tỉnh KhămMuộn, góp phần đảm bảo cho sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa tớithắng lợi với những mục tiêu mà Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đặt ra. Với ý nghĩatrên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Văn hoá chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn,Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” nhằm góp phần nhận thức lại thựctrạng VHCT ở tỉnh Khăm Muộn, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của văn hoá chính trịtrong sự nghiệp cách mạng hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Văn hoá Chính trị là một nội dung khá mới trong khoa học xã hội và nhân vănnói chung cũng như trong chính trị học nói riêng. Từ khi ra đời, nó đã thu hút được mốiquan tâm của các học giả, các nhà hoạt động chính trị - xã hội ở nhiều nước trên thế giớivà ngày càng trở thành một chủ đề được tranh luận sôi nổi. Các nhà nghiên cứu ViệtNam đã đề cập rất nhiều nội dung căn bản của VHCT. Hàng loạt các công trình nghiêncứu được công bố những năm gần đây thể hiện rõ điều này. Tiêu biểu là các tác phẩm: - “Phương pháp luận về vai trò của văn hoá trong phát triển”, GS Vũ Khiêu chủ biên,Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993. - “Văn hoá và đổi mới”, Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. - “Vai trò của văn hoá trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay”, GS.TSTrần Văn Bính chủ biên, Nxb Lao động, Hà Nội, 1996. - “Vă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: