Mắt Đỏ
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 134.16 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mắt Đỏ
Người Việt ở hải ngoại lo lắng những bệnh về mắt nhiều hơn khi còn ở Việt Nam. Có lẽ một phần do phương tiện y tế ở đây phổ thông hơn. Phần khác là nhờ kiến thức y học của người Việt ở hải ngoại dồi dào hơn. Lại nữa, một số Y sĩ hay Dược sĩ ở hải ngoại tiếp xúc với bệnh nhân người Việt đôi khi cũng muốn tìm hiểu những danh từ chuyên môn để dễ dàng thông cảm trong việc trao đổi nghề nghiệp. Bệnh mắt được nhiều người lưu ý là chứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mắt Đỏ Mắt Đỏ Người Việt ở hải ngoại lo lắng những bệnh về mắt nhiều hơn khi còn ở Việt Nam. Có lẽ một phần do phương tiện y tế ở đây phổ thông hơn. Phần khác là nhờ kiến thức y học của người Việt ở hải ngoại dồi dào hơn. Lại nữa, một số Y sĩ hay Dược sĩ ở hải ngoại tiếp xúc với bệnh nhân người Việt đôi khi cũng muốn tìm hiểu những danh từ chuyên môn để dễ dàng thông cảm trong việc trao đổi nghề nghiệp. Bệnh mắt được nhiều người lưu ý là chứng mắt Đỏ. Có những chứng mắt đỏ của học sinh luôn luôn được thầy cô chăm sóc ở trường học như bệnh mắt Hồng (pink eye). Tuy nhiên, trong trường hợp phức tạp, bệnh mắt Đỏ (Red eye) rất đa dạng. Có những loại bệnh mắt Đỏ thông thường như bệnh khô mắt (dry eye syndrome), viêm mí mắt (blepharitis), mọc lẹo (stye), chấp (chalazion), viêm kết mạc (conjunctivitis), tật bẩm sinh nghẹt ống dẫn nước mắt (congenital nasolacrimal duct obstruction), hay mắt bị vật lạ rớt vào (superficial foreign body), bị xây sát giác mạc (corneal abrasions) và chảy máu dưới màng kết mạc (subconjunctival hemorrhage). Cũng có những nguyên nhân khác gây bệnh mắt Đỏ, rất nguy hiểm, cần bác sĩ chuyên khoa trị liệu khẩn cấp như viêm giác mạc (keratitis), viêm màng mạch nho phía trước (anterior uveitis), tăng nhãn áp cấp tính (acute glaucoma), viêm củng mạc (scleritis) hay viêm thượng củng mạc (episcleritis), v..v.. Bây giờ, chúng ta hãy lần lượt đi sâu hơn vào từng loại bệnh làm mắt bị đỏ dựa theo những cấu trúc của mắt. Bệnh mí mắt và bộ phận thuộc tròng mắt: Bệnh viêm mí mắt (blepharitis) thường do nguyên nhân dị ứng vì bọ mite (Demodex folliculo- rum) nằm dọc theo lông nheo và lông mày mắt. Đôi khi mọc vẩy là bởi nhiễm trùng ăn vào lỗ chân lông. Lên mủ trong lỗ chân lông do vi trùng S. aureus hay vi trùng S. epidemidis. Từ đó mọc lẹo (Stye) hay lên chấp (Chalazion). Lẹo cũng do những vi trùng như Pseudomonas aeruginosa hay Proteus. Như vậy, những bệnh thông thường mí mắt là mọc lẹo (hordeolum), lên chấp, hay viêm mí mắt. Lúc đầu mí mắt sưng đỏ, sau đó nổi thành lẹo cứng. Lẹo (styes, external hordeolum) là do nhiễm trùng hay viêm phần trước cấu trúc mắt, thí dụ viêm gốc lông nheo (hair follicles) hay tuyến hạch (accessory glands). Còn bệnh chấp (chalazion, internal hordeolum) là viêm sưng những hạch tuyến Meibomius bên trong mí mắt, không phải viêm nhiễm trùng, không đỏ, nhưng tạo thành cục nhỏ ở mí mắt Lẹo để lâu ngày cũng có thể làm thành chấp mắt. Nếu tuyến Meibomius ngoài mí mắt không thể hoạt động được sẽ bị viêm, như viêm mí mắt (blepharitis) hay viêm tuyến Meibomius (meibomeitis), đôi khi liên đới viêm kết mạc hoặc mọc thêm mạch máu giác mạc (cornea neovascularization). Bệnh nhân bị viêm mí mắt (blepharitis) cảm thấy như nóng mắt, và sáng dậy thấy mí mắt dính vào nhau. Nhiễm trùng hệ thống dẫn nước mắt gây đau đớn, làm đỏ mí mắt và chảy nước mắt. Đôi khi ra ghèn. Nhiễm trùng mí mắt đỏ và sưng viêm (cellulites), thường do vi trùng S. aureus, hay nhiễm trùng tròng mắt, nguy hiểm, cần bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị khẩn cấp. Khi chẩn bệnh, chúng ta cần tìm hiểu tiểu sử thương tích mắt, thí dụ như có vật nhọn đâm vào mắt, hoặc do ai đánh đập đụng mạnh vào mắt hay do vật lạ rớt vào mắt. Nhiều người bị thương tích mắt làm mắt đỏ kéo dài cả năm, trở đi trở lại nhiều lần và đôi khi thêm nhiễm trùng làm mủ. Vật lạ rớt vào mắt cần bác sĩ chuyên khoa điều trị khẩn cấp. Nghẹt ống dẫn nước mắt: Llà nguyên nhân chính làm nhiễm trùng túi nước mắt (lacrimal sac). Viêm đường dẫn nước mắt và viêm túi nước mắt là nguyên nhân gây bệnh nghẹt ống dẫn nước mắt, thường do những vi trùng như S. aureus, S. epidermidis, và Streptococcus pneumonia. Viêm hay nhiễm trùng kinh niên ăn vào hệ thống dẫn nước mắt do nhiều nguyên nhân như thương tích, nổi mụn, vật lạ rớt vào mắt, tật bẩm sinh nghẹt ống dẫn nước mắt và cũng do nhiễm vi trùng Streptococcus pneumonia, Hemophilus influenzae, hay nấm mốc như Candida albicans, Aspergillus và Actinomyces. Bệnh tròng mắt và mắt Đỏ: Mặc dầu chỉ bị nhiễm trùng phần trước và ngoài mắt, bác sĩ chuyên khoa vẫn chăm chú khám nghiệm nếu lỡ bị nhiễm trùng sâu bên trong tròng mắt. Triệu chứng bao gồm: nhìn một thành hai, lồi mắt, hay mờ mắt, hoặc bị hư dây thần kinh mắt (optic nerve). Chuyển động con ngươi mắt bất bình thường là do viêm tròng mắt và làm tê liệt thần kinh mắt. Nhiễm trùng có thể lan rộng sau mắt, biến chứng làm viêm hay nhiễm trùng xoang, nguy hiểm chết người. Bệnh nhân phát hiện những triệu chứng như giảm thị lực, mờ mắt và nhìn một vật thành hai. Bệnh nhân phải gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay. Ngoài việc khám bệnh bao gồm việc thử thị lực, thử con ngươi, khám sát võng mạc hay khám giây thần kinh thị giác, v..v.. , bác sĩ chuyên khoa còn đưa bệnh nhân đi chụp hình ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mắt Đỏ Mắt Đỏ Người Việt ở hải ngoại lo lắng những bệnh về mắt nhiều hơn khi còn ở Việt Nam. Có lẽ một phần do phương tiện y tế ở đây phổ thông hơn. Phần khác là nhờ kiến thức y học của người Việt ở hải ngoại dồi dào hơn. Lại nữa, một số Y sĩ hay Dược sĩ ở hải ngoại tiếp xúc với bệnh nhân người Việt đôi khi cũng muốn tìm hiểu những danh từ chuyên môn để dễ dàng thông cảm trong việc trao đổi nghề nghiệp. Bệnh mắt được nhiều người lưu ý là chứng mắt Đỏ. Có những chứng mắt đỏ của học sinh luôn luôn được thầy cô chăm sóc ở trường học như bệnh mắt Hồng (pink eye). Tuy nhiên, trong trường hợp phức tạp, bệnh mắt Đỏ (Red eye) rất đa dạng. Có những loại bệnh mắt Đỏ thông thường như bệnh khô mắt (dry eye syndrome), viêm mí mắt (blepharitis), mọc lẹo (stye), chấp (chalazion), viêm kết mạc (conjunctivitis), tật bẩm sinh nghẹt ống dẫn nước mắt (congenital nasolacrimal duct obstruction), hay mắt bị vật lạ rớt vào (superficial foreign body), bị xây sát giác mạc (corneal abrasions) và chảy máu dưới màng kết mạc (subconjunctival hemorrhage). Cũng có những nguyên nhân khác gây bệnh mắt Đỏ, rất nguy hiểm, cần bác sĩ chuyên khoa trị liệu khẩn cấp như viêm giác mạc (keratitis), viêm màng mạch nho phía trước (anterior uveitis), tăng nhãn áp cấp tính (acute glaucoma), viêm củng mạc (scleritis) hay viêm thượng củng mạc (episcleritis), v..v.. Bây giờ, chúng ta hãy lần lượt đi sâu hơn vào từng loại bệnh làm mắt bị đỏ dựa theo những cấu trúc của mắt. Bệnh mí mắt và bộ phận thuộc tròng mắt: Bệnh viêm mí mắt (blepharitis) thường do nguyên nhân dị ứng vì bọ mite (Demodex folliculo- rum) nằm dọc theo lông nheo và lông mày mắt. Đôi khi mọc vẩy là bởi nhiễm trùng ăn vào lỗ chân lông. Lên mủ trong lỗ chân lông do vi trùng S. aureus hay vi trùng S. epidemidis. Từ đó mọc lẹo (Stye) hay lên chấp (Chalazion). Lẹo cũng do những vi trùng như Pseudomonas aeruginosa hay Proteus. Như vậy, những bệnh thông thường mí mắt là mọc lẹo (hordeolum), lên chấp, hay viêm mí mắt. Lúc đầu mí mắt sưng đỏ, sau đó nổi thành lẹo cứng. Lẹo (styes, external hordeolum) là do nhiễm trùng hay viêm phần trước cấu trúc mắt, thí dụ viêm gốc lông nheo (hair follicles) hay tuyến hạch (accessory glands). Còn bệnh chấp (chalazion, internal hordeolum) là viêm sưng những hạch tuyến Meibomius bên trong mí mắt, không phải viêm nhiễm trùng, không đỏ, nhưng tạo thành cục nhỏ ở mí mắt Lẹo để lâu ngày cũng có thể làm thành chấp mắt. Nếu tuyến Meibomius ngoài mí mắt không thể hoạt động được sẽ bị viêm, như viêm mí mắt (blepharitis) hay viêm tuyến Meibomius (meibomeitis), đôi khi liên đới viêm kết mạc hoặc mọc thêm mạch máu giác mạc (cornea neovascularization). Bệnh nhân bị viêm mí mắt (blepharitis) cảm thấy như nóng mắt, và sáng dậy thấy mí mắt dính vào nhau. Nhiễm trùng hệ thống dẫn nước mắt gây đau đớn, làm đỏ mí mắt và chảy nước mắt. Đôi khi ra ghèn. Nhiễm trùng mí mắt đỏ và sưng viêm (cellulites), thường do vi trùng S. aureus, hay nhiễm trùng tròng mắt, nguy hiểm, cần bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị khẩn cấp. Khi chẩn bệnh, chúng ta cần tìm hiểu tiểu sử thương tích mắt, thí dụ như có vật nhọn đâm vào mắt, hoặc do ai đánh đập đụng mạnh vào mắt hay do vật lạ rớt vào mắt. Nhiều người bị thương tích mắt làm mắt đỏ kéo dài cả năm, trở đi trở lại nhiều lần và đôi khi thêm nhiễm trùng làm mủ. Vật lạ rớt vào mắt cần bác sĩ chuyên khoa điều trị khẩn cấp. Nghẹt ống dẫn nước mắt: Llà nguyên nhân chính làm nhiễm trùng túi nước mắt (lacrimal sac). Viêm đường dẫn nước mắt và viêm túi nước mắt là nguyên nhân gây bệnh nghẹt ống dẫn nước mắt, thường do những vi trùng như S. aureus, S. epidermidis, và Streptococcus pneumonia. Viêm hay nhiễm trùng kinh niên ăn vào hệ thống dẫn nước mắt do nhiều nguyên nhân như thương tích, nổi mụn, vật lạ rớt vào mắt, tật bẩm sinh nghẹt ống dẫn nước mắt và cũng do nhiễm vi trùng Streptococcus pneumonia, Hemophilus influenzae, hay nấm mốc như Candida albicans, Aspergillus và Actinomyces. Bệnh tròng mắt và mắt Đỏ: Mặc dầu chỉ bị nhiễm trùng phần trước và ngoài mắt, bác sĩ chuyên khoa vẫn chăm chú khám nghiệm nếu lỡ bị nhiễm trùng sâu bên trong tròng mắt. Triệu chứng bao gồm: nhìn một thành hai, lồi mắt, hay mờ mắt, hoặc bị hư dây thần kinh mắt (optic nerve). Chuyển động con ngươi mắt bất bình thường là do viêm tròng mắt và làm tê liệt thần kinh mắt. Nhiễm trùng có thể lan rộng sau mắt, biến chứng làm viêm hay nhiễm trùng xoang, nguy hiểm chết người. Bệnh nhân phát hiện những triệu chứng như giảm thị lực, mờ mắt và nhìn một vật thành hai. Bệnh nhân phải gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay. Ngoài việc khám bệnh bao gồm việc thử thị lực, thử con ngươi, khám sát võng mạc hay khám giây thần kinh thị giác, v..v.. , bác sĩ chuyên khoa còn đưa bệnh nhân đi chụp hình ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học y học phổ thông tài liệu y học y học cho mọi người dinh dưỡng y họcTài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 221 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 187 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 158 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
4 trang 109 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0