Mẫu Thượng Ngàn – sự diễn giải về phong tục thờ Mẫu của người Việt
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 131.51 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã diễn giải một cách tỉ mỉ về phong tục thờ Mẫu của người Việt qua lễ thức và trong tâm thức. Khi diễn giải về lễ thức hầu Thánh, nhà văn đặc biệt chú trọng tới vai trò của ông/bà đồng, bên cạnh đó không thể thiếu các yếu tố như cách thức bài trí điện trong nghi lễ, điệu nhạc tiếng hát cung văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẫu Thượng Ngàn – sự diễn giải về phong tục thờ Mẫu của người ViệtNguyễn Thị Diệu LinhTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ112(12)/1: 105 - 109MẪU THƯỢNG NGÀN – SỰ DIỄN GIẢI VỀ PHONG TỤC THỜ MẪUCỦA NGƯỜI VIỆTNguyễn Thị Diệu Linh*Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái NguyênTÓM TẮTTiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã diễn giải một cách tỉ mỉ vềphong tục thờ Mẫu của người Việt qua lễ thức và trong tâm thức. Khi diễn giải về lễ thức hầuThánh, nhà văn đặc biệt chú trọng tới vai trò của ông/bà đồng, bên cạnh đó không thể thiếu cácyếu tố như cách thức bài trí điện trong nghi lễ, điệu nhạc tiếng hát cung văn. Trong Mẫu Thượngngàn, Nguyễn Xuân Khánh cho thấy một Đạo Mẫu Việt với sức sống bền bỉ và mạnh mẽ, bởi lẽkhông chỉ hầu Thánh bằng nghi lễ, người Việt ở mọi tầng lớp đều hướng về Mẫu trong tâm thức.Qua việc diễn giải phong tục thờ Mẫu, Nguyễn Xuân Khánh góp phần khẳng định sức sống mãnhliệt, dẻo dai của văn hóa và tâm hồn người Việt.Từ khóa : Mẫu Thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh, Đạo Mẫu, sức sống Việt, văn hóa Việt.Đạo Mẫu - tín ngưỡng hướng về nguồn cộiMẹ - là một tín ngưỡng bản địa có ảnh hưởngsâu rộng trong tâm linh của người Việt. Nóhình thành, tồn tại và phát triển trong cả mộtquá trình lâu dài và đầy biến động của lịch sửdân tộc ta. Có một điều kỳ lạ là dù ở bất cứthời điểm nào, thịnh hay suy, thậm chí bị bàitrừ, tẩy chay dữ dội, đạo Mẫu vẫn bền bỉ tồntại trong đời sống và tâm thức của người Việt.Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nhận thấy“Đạo Mẫu là đạo nguyên thủy của người ViệtNam: thờ mẫu, thờ mẹ núi, mẹ sông, mẹ đất,thờ Man nương… Nó có tính chất nguyênthủy ngấm ngầm trong dân gian, không cótính tri thức gì. Nó là đạo của những ngườinghèo khổ” [1]. Với ý nghĩa khởi thủy, vớisức sống bền bỉ của Đạo Mẫu, Nguyễn XuânKhánh đã chọn nó để nói lên sức sống bất diệtcủa hồn Việt, của văn hóa dân tộc Việt trongtiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn. Trong tiểuthuyết này, Nguyễn Xuân Khánh đã diễn giảivề Đạo Mẫu qua nghi thức hầu đồng và trongtâm thức người Việt. *THỜ MẪU QUA LỄ THỨCLên đồng là một nghi lễ quan trọng và tiêubiểu của đạo Mẫu. Khác với nhiều hình thứctín ngưỡng tôn giáo khác, đạo Mẫu khônghướng con người vào thế giới sau khi chết,*ĐT: 0983016779; Email: ms.dieulinh@gmail.commà là một thế giới hiện tại, trần tục với ướcmong dồi dào về sức khỏe, tài lộc. Tuy nhiên,trong tâm thức của người Việt, để đạt tới ướcvọng trần tục ấy, người ta cần điểm tựa là thếgiới siêu nhiên với các thần linh tái sinh trênthân xác ông đồng, bà đồng trong các nghi lễlên đồng.Một lễ hầu đồng cần có ông/bà đồng và cácyếu tố mang tính nghi lễ (lễ vật, sự bài trí, hátcung văn…). Trong đó, ông/bà đồng giữ vaitrò quan trọng nhất, là “ghế” cho Thánh nhậpđể ban phát tài lộc, ân đức cho con cháu vàcác con nhang đệ tử. Ở tiểu thuyết MẫuThượng ngàn, nhà văn đã xây dựng hai nhânvật: cô Mùi và ông hộ Hiếu, như là đại diệntiêu biểu cho những người chủ đồng chânchính.Nguyễn Xuân Khánh đã dành nhiều trang viếtđẹp và đầy say mê cho nhân vật Mùi. Mùi làngười con gái đẹp nhưng đầy truân chuyên.Lấy chồng ba lần, cả ba lần chồng chết, cô bịmang tiếng “sát phu”. Không tìm thấy hạnhphúc nơi “trần thế”, cô dồn trọn niềm tin yêuvào Thánh Mẫu. Trước khi về hẳn cửa Thánh,trong Mùi luôn tồn tại hai con người thuộc vềhai thế giới tách biệt: tục lụy và thần thánh.Người phụ nữ ấy trong cuộc sống đời thường,sau bao điều tiếng và đớn đau, là một ngườiđàn bà trầm lặng, lầm lũi như một thân xác vôhồn. Thế nhưng, trong vai trò là con nhang đệ105Nguyễn Thị Diệu LinhTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆtử của Mẫu, Mùi như lột xác. PhilippeMessmer, người chồng thứ ba của Mùi, đãnhận ra sự thay đổi lạ thường ấy khi chứngkiến Mùi hầu đồng: “Mùi đã biến thành conngười khác hẳn. Đôi mắt đen láy trở nên sánglạ thường”, “cả đến giọng nói của cô cũngmang âm sắc khác hẳn, nó mềm mại hơnnhưng lại uy tín”[4]. Với sự đổi thay đột ngộtấy, Philippe hào hứng nhận ra vẻ đẹp “lộnglẫy kỳ lạ”, mà “hình như trong những lúcMùi mê tín, hoặc lúc Mùi mê đắm ngồi đồng,cái riêng biệt, cái thần của cô ta mới hé lộ”[4]. Chỉ khi ở gần Mẫu, rơi vào trạng thái lânglâng say đồng, Mùi mới thực sự là một conngười sống động và đam mê, khác hẳn côMùi thờ ơ, thụ động thường ngày. Không phảingẫu nhiên Mùi được bà Tổ Cô truyền lại vịtrí chủ đền Mẫu. Bà Tổ Cô tinh tường đã nhìnra đằng sau cô gái với thân phận bất hạnh kialà một đồng cốt phảng phất bóng dáng củaMẫu: “Con có mặt ở đâu là chỗ đó tươi tỉnhhẳn lên. Ai buồn gặp con tức khắc thấy lòngnhẹ nhõm. Ai ốm đau gặp con, tức khắcdường như chỉ nhìn thấy căn bệnh đã lui.Hình như Mẫu luôn ngự nơi con để ban tàiphát lộc cho con nhang đệ tử” [4].Bên cạnh đó, cô Mùi còn có khả năng chữabệnh cho người ốm bằng những lá cây rừng bíẩn. Điều này được Nguyễn Xuân Khánh lýgiải bằng câu chuyện về một bà lão ngườiMường mà Mùi gặp trong rừng sâu. Bà giàMường đã cứu cô và truyền lại cho cô nhữngbài thuốc quý để chữa bệnh t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẫu Thượng Ngàn – sự diễn giải về phong tục thờ Mẫu của người ViệtNguyễn Thị Diệu LinhTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ112(12)/1: 105 - 109MẪU THƯỢNG NGÀN – SỰ DIỄN GIẢI VỀ PHONG TỤC THỜ MẪUCỦA NGƯỜI VIỆTNguyễn Thị Diệu Linh*Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái NguyênTÓM TẮTTiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã diễn giải một cách tỉ mỉ vềphong tục thờ Mẫu của người Việt qua lễ thức và trong tâm thức. Khi diễn giải về lễ thức hầuThánh, nhà văn đặc biệt chú trọng tới vai trò của ông/bà đồng, bên cạnh đó không thể thiếu cácyếu tố như cách thức bài trí điện trong nghi lễ, điệu nhạc tiếng hát cung văn. Trong Mẫu Thượngngàn, Nguyễn Xuân Khánh cho thấy một Đạo Mẫu Việt với sức sống bền bỉ và mạnh mẽ, bởi lẽkhông chỉ hầu Thánh bằng nghi lễ, người Việt ở mọi tầng lớp đều hướng về Mẫu trong tâm thức.Qua việc diễn giải phong tục thờ Mẫu, Nguyễn Xuân Khánh góp phần khẳng định sức sống mãnhliệt, dẻo dai của văn hóa và tâm hồn người Việt.Từ khóa : Mẫu Thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh, Đạo Mẫu, sức sống Việt, văn hóa Việt.Đạo Mẫu - tín ngưỡng hướng về nguồn cộiMẹ - là một tín ngưỡng bản địa có ảnh hưởngsâu rộng trong tâm linh của người Việt. Nóhình thành, tồn tại và phát triển trong cả mộtquá trình lâu dài và đầy biến động của lịch sửdân tộc ta. Có một điều kỳ lạ là dù ở bất cứthời điểm nào, thịnh hay suy, thậm chí bị bàitrừ, tẩy chay dữ dội, đạo Mẫu vẫn bền bỉ tồntại trong đời sống và tâm thức của người Việt.Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nhận thấy“Đạo Mẫu là đạo nguyên thủy của người ViệtNam: thờ mẫu, thờ mẹ núi, mẹ sông, mẹ đất,thờ Man nương… Nó có tính chất nguyênthủy ngấm ngầm trong dân gian, không cótính tri thức gì. Nó là đạo của những ngườinghèo khổ” [1]. Với ý nghĩa khởi thủy, vớisức sống bền bỉ của Đạo Mẫu, Nguyễn XuânKhánh đã chọn nó để nói lên sức sống bất diệtcủa hồn Việt, của văn hóa dân tộc Việt trongtiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn. Trong tiểuthuyết này, Nguyễn Xuân Khánh đã diễn giảivề Đạo Mẫu qua nghi thức hầu đồng và trongtâm thức người Việt. *THỜ MẪU QUA LỄ THỨCLên đồng là một nghi lễ quan trọng và tiêubiểu của đạo Mẫu. Khác với nhiều hình thứctín ngưỡng tôn giáo khác, đạo Mẫu khônghướng con người vào thế giới sau khi chết,*ĐT: 0983016779; Email: ms.dieulinh@gmail.commà là một thế giới hiện tại, trần tục với ướcmong dồi dào về sức khỏe, tài lộc. Tuy nhiên,trong tâm thức của người Việt, để đạt tới ướcvọng trần tục ấy, người ta cần điểm tựa là thếgiới siêu nhiên với các thần linh tái sinh trênthân xác ông đồng, bà đồng trong các nghi lễlên đồng.Một lễ hầu đồng cần có ông/bà đồng và cácyếu tố mang tính nghi lễ (lễ vật, sự bài trí, hátcung văn…). Trong đó, ông/bà đồng giữ vaitrò quan trọng nhất, là “ghế” cho Thánh nhậpđể ban phát tài lộc, ân đức cho con cháu vàcác con nhang đệ tử. Ở tiểu thuyết MẫuThượng ngàn, nhà văn đã xây dựng hai nhânvật: cô Mùi và ông hộ Hiếu, như là đại diệntiêu biểu cho những người chủ đồng chânchính.Nguyễn Xuân Khánh đã dành nhiều trang viếtđẹp và đầy say mê cho nhân vật Mùi. Mùi làngười con gái đẹp nhưng đầy truân chuyên.Lấy chồng ba lần, cả ba lần chồng chết, cô bịmang tiếng “sát phu”. Không tìm thấy hạnhphúc nơi “trần thế”, cô dồn trọn niềm tin yêuvào Thánh Mẫu. Trước khi về hẳn cửa Thánh,trong Mùi luôn tồn tại hai con người thuộc vềhai thế giới tách biệt: tục lụy và thần thánh.Người phụ nữ ấy trong cuộc sống đời thường,sau bao điều tiếng và đớn đau, là một ngườiđàn bà trầm lặng, lầm lũi như một thân xác vôhồn. Thế nhưng, trong vai trò là con nhang đệ105Nguyễn Thị Diệu LinhTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆtử của Mẫu, Mùi như lột xác. PhilippeMessmer, người chồng thứ ba của Mùi, đãnhận ra sự thay đổi lạ thường ấy khi chứngkiến Mùi hầu đồng: “Mùi đã biến thành conngười khác hẳn. Đôi mắt đen láy trở nên sánglạ thường”, “cả đến giọng nói của cô cũngmang âm sắc khác hẳn, nó mềm mại hơnnhưng lại uy tín”[4]. Với sự đổi thay đột ngộtấy, Philippe hào hứng nhận ra vẻ đẹp “lộnglẫy kỳ lạ”, mà “hình như trong những lúcMùi mê tín, hoặc lúc Mùi mê đắm ngồi đồng,cái riêng biệt, cái thần của cô ta mới hé lộ”[4]. Chỉ khi ở gần Mẫu, rơi vào trạng thái lânglâng say đồng, Mùi mới thực sự là một conngười sống động và đam mê, khác hẳn côMùi thờ ơ, thụ động thường ngày. Không phảingẫu nhiên Mùi được bà Tổ Cô truyền lại vịtrí chủ đền Mẫu. Bà Tổ Cô tinh tường đã nhìnra đằng sau cô gái với thân phận bất hạnh kialà một đồng cốt phảng phất bóng dáng củaMẫu: “Con có mặt ở đâu là chỗ đó tươi tỉnhhẳn lên. Ai buồn gặp con tức khắc thấy lòngnhẹ nhõm. Ai ốm đau gặp con, tức khắcdường như chỉ nhìn thấy căn bệnh đã lui.Hình như Mẫu luôn ngự nơi con để ban tàiphát lộc cho con nhang đệ tử” [4].Bên cạnh đó, cô Mùi còn có khả năng chữabệnh cho người ốm bằng những lá cây rừng bíẩn. Điều này được Nguyễn Xuân Khánh lýgiải bằng câu chuyện về một bà lão ngườiMường mà Mùi gặp trong rừng sâu. Bà giàMường đã cứu cô và truyền lại cho cô nhữngbài thuốc quý để chữa bệnh t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mẫu Thượng Ngàn Phong tục thờ Mẫu của người Việt Phong tục thờ Mẫu Tín ngưỡng văn hóa Sức sống Việt Văn hóa ViệGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 42 0 0
-
8 trang 21 0 0
-
Tổng quan về vu hích và shaman giáo
6 trang 19 0 0 -
8 trang 18 0 0
-
Hướng dẫn sinh viên tiếp cận tín ngưỡng phồn thực từ góc nhìn văn hóa
8 trang 18 0 0 -
5 trang 15 0 0
-
Lễ hội Nghinh Ông ở thị trấn Sông Đốc
7 trang 15 0 0 -
128 trang 15 0 0
-
Vị trí của Phật giáo trong tiến trình văn hóa Thăng Long- Hà Nội
6 trang 15 0 0 -
Chùa 'tiền phật hậu thánh' - Một dạng thức chùa đền thờ độc đáo của người Việt
5 trang 14 0 0