Danh mục

Mô hình đào tạo giáo viên: Đồng thời, tiếp nối hay kết hợp?

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 406.47 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết này là phân tích rõ sự khác nhau của mô hình đào tạo giáo viên đồng thời và mô hình đào tạo giáo viên tiếp nối. Sau đó, chúng tôi đề xuất mô hình đào tạo giáo viên đồng thời kiểu mới. Mô hình mới này hướng đến tính linh hoạt và mở trong đào tạo giáo viên, hạn chế những khuyết điểm của hai mô hình trên và đáp ứng yêu cầu của thực tế đào tạo giáo viên hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình đào tạo giáo viên: Đồng thời, tiếp nối hay kết hợp? KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN A + B MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN: ĐỒNG THỜI, TIẾP NỐI HAY KẾT HỢP? PGS.TS. Lê Anh Phương* PGS.TS. Trần Kiêm Minh** 1) Mở đầu Đào tạo giáo viên là một trong những vấn đề cơ bản và có ảnh hưởng lớn đến hệthống giáo dục phổ thông của bất kỳ quốc gia nào. Vấn đề này rất quan trọng vì nó ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng giáo viên, và nghiên cứu đã cho thấy chất lượng giáoviên có ảnh hưởng lớn đến thành tích học tập của học sinh (OECD, 2005). Vì vậy, mộttrong những cách để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông là thay đổi cách thức đàotạo (ban đầu) và tuyển dụng giáo viên. Nhiều nước đã nỗ lực để nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên bằng cách nâng cao chất lượng tuyển sinh, đổi mới mô hình đào tạosư phạm để cung cấp những chương trình đào tạo giáo viên và bồi dưỡng nghề nghiệpthường xuyên có chất lượng (Zuzovsky & Donitsa-Schmidt, 2017). Hai mô hình đào tạo (ban đầu) giáo viên phổ biến ở nhiều quốc gia là mô hìnhđồng thời (concurrent model) và mô hình tiếp nối (consecutive model). Ở mỗi quốcgia, mô hình đào tạo giáo viên nào là chủ đạo phụ thuộc nhiều vào đặc điểm lịch sử,xã hội, truyền thống của quốc gia đó. Nhiều nghiên cứu xem xét tính hiệu quả củahai mô hình đào tạo giáo viên này đã chưa đi đến một kết luận thuyết phục liệu môhình nào là hiệu quả hơn. Nghiên cứu cũng chưa xác định được liệu các kiểu chươngtrình đào tạo giáo viên khác thay thế có hiệu quả hơn hai mô hình chủ đạo hay không(Heilig & Jez, 2010; Weinberger & Donitsa- Schmidt, 2016). Một số nghiên cứu khác quan tâm đến các đặc trưng cấu trúc của các chươngtrình đào tạo giáo viên, không phân biệt thuộc mô hình đào tạo nào (Boyd et al.2009; Humphrey, Wechsler, & Hough, 2008; Kee, 2012; Tatto, Lerman, & Novotna2010). Những đặc trưng cấu trúc của chương trình đào tạo bao gồm thời gian đàotạo (ngắn, dài), đối tượng tuyển sinh, địa điểm đào tạo chủ đạo (trường đại học haytrường phổ thông), nội dung kiến thức (kiến thức chuyên ngành, kiến thức giáo dụcchung, kiến thức sư phạm, thực hành, phương pháp nghiên cứu giáo dục), cấp độtích hợp. Các nhà nghiên cứu (Tatto, Lerman, & Novotna, 2010) đã thấy rằng có mộtsự khác nhau lớn về đặc trưng cấu trúc giữa chương trình đào tạo giáo viên ở các* Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế** Trưởng khoa Toán học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 91KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCMÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN A + Bnước. Tuy vậy, về tổng thể, những sự khác nhau đó đều thuộc phạm vi của hai môhình đào tạo chủ đạo là đồng thời và tiếp nối. Mục tiêu của bài viết này là phân tích rõ sự khác nhau của mô hình đào tạo giáoviên đồng thời và mô hình đào tạo giáo viên tiếp nối. Sau đó, chúng tôi đề xuất môhình đào tạo giáo viên đồng thời kiểu mới. Mô hình mới này hướng đến tính linhhoạt và mở trong đào tạo giáo viên, hạn chế những khuyết điểm của hai mô hình trênvà đáp ứng yêu cầu của thực tế đào tạo giáo viên hiện nay. 2) Mô hình đào tạo đồng thời (mô hình ab) Mô hình đào tạo giáo viên đồng thời được hiểu một cách tổng quát là mô hìnhđào tạo trong đó việc lựa chọn nghề dạy học được quyết định ngay sau khi tốt nghiệptrung học phổ thông và việc đào tạo kiến thức môn chuyên ngành được tiến hànhsong song với việc đào tạo kiến thức nghiệp vụ sư phạm. Đặc trưng cụ thể của môhình đào tạo giáo viên đồng thời được mô tả như dưới đây: Bảng 1. Mô hình đào tạo đồng thời Mô hình đào tạo đồng thời Đầu vào Tuyển sinh ngay sau khi người học tốt nghiệp trung học phổ thông Cơ sở đào tạo Trường Đại học Sư phạm (chủ yếu), khoa sư phạm trong trường đại học Đan xen giữa khối kiến thức chuyên ngành và khối kiến thức nghiệp vụ sư Quá trình đào tạo phạm trong suốt quá trình đào tạo; các khối kiến thức có tính tích hợp cao. Theo hướng khoa học chuyên ngành hoặc hướng khoa học giáo dục Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Tổng thời gian đào tạo 4 năm (chủ yếu) Bằng/Chứng chỉ Bằng cử nhân sư phạm Ưu điểm:• Người học xác định ngay từ đầu (sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông) việc lựa chọn nghề nghiệp của mình. Điều này là một thuận lợi đối với những người học đã có định hướng nghề nghiệp sớm.• Có sự tích hợp và đan xen giữa việc giảng dạy khối kiến thức chuyên ngành m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: