Danh mục

Mô hình hòa giải tại tòa án ở Singapore và kinh nghiệm áp dụng tại Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 767.33 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu và luận giải mô hình hòa giải tại Tòa án ở Singapore và một số quy định trong hệ thống pháp luật Singapore về hòa giải tại Tòa án; Trên cơ sở đó đưa ra một số kinh nghiệm có thế vận dụng vào thực tiễn Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình hòa giải tại tòa án ở Singapore và kinh nghiệm áp dụng tại Việt Nam MÔ HÌNH HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN Ở SINGAPORE VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM Đoàn Thị Ngọc Hải TÓM TẮT: Bài viết nghiên cứu và luận giải mô hình hòa giải tại Tòa án ở Singaporevà một số quy định trong hệ thống pháp luật Singapore về hòa giải tại Tòa án; Trên cơ sởđó đưa ra một số kinh nghiệm có thế vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Từ khóa: Mô hình hòa giải tại Tòa án, Singapore, kinh nghiệm áp dụng, Việt Nam1. Dẫn nhập Hòa giải không phải là vấn đề mới ở Singapore. Một số học giả nghiên cứu về môhình hòa giải cho rằng, hòa giải xuất hiện ở Singapore từ khi bắt đầu có cư dân sống trênquốc đảo này. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm mai một vị trí củahòa giải. Hòa giải chỉ được phục hồi ở Singapore vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi“Phong trào giải quyết tranh chấp thay thế - ADR” chính thức bắt đầu năm 1994. Người cócông lớn trong việc đẩy mạnh phong trào này là ông Young Pung How, Chánh án Tòa án tốicao Singapore và cũng là người đã tiến hành nhiều cải cách trong lĩnh vực tố tụng dân sự ởSingapore để khuyến khích các bên dàn xếp tranh chấp và đàm phán với nhau mà không cầnphải mở phiên tòa xét xử. Năm 1994, hòa giải được đưa vào các Tòa án cấp dưới theochương trình “Giải quyết tranh chấp thay thế tại Tòa án” (Court Dispute Resolution – CDR).Mục tiêu của chương trình là khôi phục lại mô hình hòa giải - một quy trình giải quyết tranhchấp quen thuộc trong văn hóa Singapore; duy trì sự hài hòa, đồng thuận trong gia đình vàtoàn xã hội; tăng hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng cách giảm chi phí tố tụng và sử dụngtối đa các nguồn lực công để giải quyết xung đột. Và mô hình hòa giải ở Singapore đượcchia thành ba danh mục lớn gồm: hòa giải kết nối với Tòa án; hòa giải trong Tòa án, các cơquan ban ngành của Chính phủ và hòa giải tư nhân. Bên cạnh chương trình CDR, ngành Tòa án Singapore bắt đầu triển khai các phiênhọp trước khi diễn ra phiên tòa (pre-trial conference) đối với các vụ việc dân sự tại Tòa ántối cao và các Tòa án cấp dưới từ tháng 01/1992. Các phiên họp này do một nhân viên Tòa ThS., Khoa Pháp luật dân sự, Trường Đại học Luật, Hà Nội; Email: doanngochainb@gmail.com 150án chủ trì, nhằm mục đích đánh giá vụ án để tìm ra phương án giải quyết tối ưu và khuyếnkhích các đương sự dàn xếp tranh chấp thông qua thương lượng. Việc tổ chức các phiên họpnhư vậy được chính thức quy định trong Quy tắc tố tụng tại Tòa án Singapore năm 1996.Theo quy định này, Tòa án có quyền yêu cầu các đương sự tham dự phiên họp trước phiêntòa (được tổ chức không công khai), tại phiên họp đó, Tòa án sẽ đưa ra phương hướng màTòa án cho là phù hợp để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, công bằng và ít chiphí nhất.1 Chính phủ Singapore cũng đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hòa giải ởSingapore và khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải trước khi đưa vụ việc ra Tòaán để giải quyết. Tháng 5/1996, Ủy ban về ADR được thành lập với chức năng nghiên cứucác biện pháp thúc đẩy hơn nữa hòa giải ở Singapore và mở rộng phạm vi áp dụng hòa giảibên ngoài Tòa án2. Ủy ban đưa ra hai khuyến nghị nhằm phân chia hòa giải khu vực tư làmhai nhánh là hòa giải thương mại và hòa giải cộng đồng: Một là, Ủy ban đề xuất thành lậpmột Trung tâm hòa giải thương mại thuộc Học viện Luật Singapore (Trung tâm Hòa giảiSingapore – SMC). SMC được chính thức thành lập ngày 16/8/1997; Hai là, Ủy ban khuyếnnghị thành lập các Trung tâm hòa giải cộng đồng để công chúng dễ tiếp cận. Các lãnh đạocộng đồng và các tình nguyện viên được đào tạo để trở thành hòa giải viên, nhằm hướng dẫncộng đồng cách thức tự giải quyết các tranh chấp nội bộ của họ. Khuyến nghị này đã đượcBộ Pháp luật thực thi. Tháng 01/1998, Luật về Trung tâm Hòa giải cộng đồng có hiệu lực.Bộ Pháp luật giám sát các trung tâm này và vẫn giữ vai trò thúc đẩy hòa giải và ADR nóichung. Các sáng kiến thúc đẩy hòa giải khác được đưa ra bởi Văn phòng Tổng Công tố viên,theo đó, tất cả các cơ quan nhà nước nên sử dụng hòa giải là sự lựa chọn đầu tiên để giảiquyết tranh chấp và trong các hợp đồng của Chính phủ cần có điều khoản về giải quyết tranhchấp tại Trung tâm Hòa giải Singapore. Ở Singapore có hai loại hình hòa giải chủ yếu là hòagiải gắn với Tòa án (court-annexed mediation) và hòa giải tư (private mediation). Hòa giảigắn với Tòa án là hình thức hòa giải được tiến hành sau khi các bên đã bắt đầu quá trình tốtụng tại Tòa án. Loại hình hòa giải này chủ yếu được thực hiện tại các Tòa án cấp dưới(Subordinate Courts) và được điều phối bởi Trung tâm Giải quyết tranh chấp thay thế1 Nguyễn Bích Thảo, Thể chế hòa giải ở Singapore https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/THE- ...

Tài liệu được xem nhiều: