Mối liên quan giữa kháng thể kháng Smith với mức độ nặng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 501.07 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Mối liên quan giữa kháng thể kháng Smith với mức độ nặng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trình bày Kháng thể kháng Smith (kháng thể anti - Sm) có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE). Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ d ương tính và mối liên quan giữa kháng thể anti - Sm với mức độ nặng ở bệnh nhân SLE,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên quan giữa kháng thể kháng Smith với mức độ nặng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG THỂ KHÁNG SMITH VỚI MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG Lê Hữu Doanh, Cấn Huyền Hân Trường Đại học Y Hà Nội Kháng thể kháng Smith (kháng thể anti - Sm) có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE). Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ dương tính và mối liên quan giữa kháng thể anti - Sm với mức độ nặng ở bệnh nhân SLE. Nghiên cứu 187 hồ sơ bệnh nhân SLE tại phòng khám bệnh viện Da liễu Trung ương, kháng thể anti - Smith dương tính ở 31,02% bệnh nhân. Điểm SLEDAI trung bình ở bệnh nhân có kháng thể anti - Sm (8,60 ± 4,90) cao hơn có ý nghĩa thông kê (p < 0,001) so với nhóm bệnh nhân không có kháng thể anti - Sm (5,84 ± 3,28). Tỷ lệ SLE có tổn thương nội tạng ở nhóm có kháng thể anti - Sm (37,93%) cao hơn tổn thương nội tạng ở nhóm không có kháng thể (17,83%) với p < 0,05. Tuổi trung bình bệnh nhân SLE xuất hiện tổn thương nội tạng có kháng thể anti - Sm dương tính sớm hơn so với bệnh nhân không có kháng thể (p = 0,04). Nghiên cứu chỉ ra rằng kháng thể anti - Sm có giá trị tiên lượng mức độ nặng và xuất hiện sớm tổn thương nội tạng ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Từ khóa: SLE, anti - Smith, SLEDAI I. ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự tiến bộ của khoa học, rất nhiều tự kháng thể được phát hiện trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythromatosus – SLE) là bệnh tự miễn có các bất thường về miễn dịch phong phú nhất. Kháng thể kháng Smith (anti - Sm) đang được tìm hiểu rõ hơn. Kháng thể anti - Sm có thể được phát hiện trước khi người bệnh có các triệu chứng trên lâm sàng [1]. Tỷ lệ tìm thấy kháng thể này trong SLE rất khác nhau qua các nghiên cứu ở các chủng tộc khác nhau. Với độ đặc hiệu cao chẩn đoán SLE, sự xuất hiện tự kháng thể là một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh (theo ARA 1997) [2; 3]. Nhiều tài liệu được công bố trên thế giới đã chỉ ra kháng thể anti-Sm có mối liên quan với các biểu hiện tại các cơ quan nội tạng: tổn thương thần kinh trung ương, mức độ nghiêm trọng của bệnh thận, xơ hóa phổi, viêm màng ngoài tim… [4; 5]. Nghiên cứu của Grennan ghi nhận mối liên quan giữa khởi phát bệnh sớm với KT antiSm, trung bình trước 25 tuổi và có giá trị tiên lượng cho tiến triển nặng với các tổn thương nội tạng xuất hiện thường xuyên hơn về sau [6]. Liên quan giữa anti - Sm với tổn thương thần kinh trung ương vẫn chưa chắc chắn [7; 8]. Phát hiện kháng thể anti - Sm có ý nghĩa rất quan trọng trong tiên lượng, quản lý và theo dõi bệnh nhân. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu: 1. Khảo sát tỷ lệ bệnh nhân SLE có kháng thể kháng Smith ở bệnh nhân SLE đến khám tại phòng khám bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2014. 2. Xác định mối liên quan giữa kháng thể kháng Smith với mức độ nặng của những bệnh nhân trên. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Địa chỉ liên hệ: Lê Hữu Doanh, Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội Email: doanhlehuu@yahoo.com Ngày nhận: 10/9/2015 Ngày được chấp thuận: 25/12/2015 TCNCYH 98 (6) - 2015 1. Đối tượng 187 hồ sơ bệnh nhân được chẩn đoán xác định SLE khi có ≥ 4/11 tiêu chuẩn chẩn đoán 31 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC theo ACR 1997, điều trị ngoại trú tại bệnh viện matosus Disease Area and Severity Index), Da liễu Trung ương từ tháng 05/2013 đến 12/2014. Tiêu chuẩn chọn hồ sơ bệnh nhân DAS 28 (Disease Acitivity Score) tại 28 khớp, điểm SLEDAI (Systemic Lupus Erythematosus chẩn đoán xác định là SLE, không phân biệt tuổi, giới và được làm xét nghiệm tìm kháng Disease Activity Index). thể kháng Smith. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân là bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm thể hiện phối hợp nhiều bệnh hệ thống (overlap). 2. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu. Xét nghiệm phát hiện tìm kháng thể antiSm bằng kỹ thuật ELISA. Kit xét nghiệm từ hãng MBL, Nhật Bản. Mức độ nặng của bệnh được đánh giá qua thang điểm CLASI (Cutaneous Lupus Erythe- 3. Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 20.0. 4. Đạo đức nghiên cứu Các thông tin bệnh nhân lấy từ bệnh án được chấp thuận của Bệnh viện và các thông tin bệnh nhân được mã hóa, giữ bí mật. KẾT QUẢ 1. Tỷ lệ kháng thể anti-Sm dương tính ở bệnh nhân SLE Biểu đồ 1. Tỷ lệ kháng thể anti-Sm dương tính ở bệnh nhân SLE Nghiên cứu đã thu thập được 187 hồ sơ bệnh nhân SLE đến khám và theo dõi tại phòng khám chuyên đề các bệnh tổ chức liên kết tự miễn. Kháng thể anti - Sm dương tính gặp ở 58/187 bệnh nhân, chiếm 31,02% với nồng độ kháng thể trung bình: 109,89 ± 85,03 UI/L, cao nhất: 533,53 UI/L, thấp nhất: 32,94 UI/L (giá trị không thể hiện trên biểu đồ). 2. Mối liên quan giữa kháng thể anti - Sm với hoạt động bệnh So sánh mức độ nặng của bệnh SLE, dựa trên thang điểm CLASI hoạt động, DAS 28 và SLEDAI, giữa hai nhóm bệnh nhân dương tính và âm tính với kháng thể anti-Sm cho thấy: điểm trung bình theo thang điểm SLEDAI của nhóm có kháng thể anti-Sm cao hơn so với nhóm không có kháng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên quan giữa kháng thể kháng Smith với mức độ nặng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG THỂ KHÁNG SMITH VỚI MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG Lê Hữu Doanh, Cấn Huyền Hân Trường Đại học Y Hà Nội Kháng thể kháng Smith (kháng thể anti - Sm) có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE). Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ dương tính và mối liên quan giữa kháng thể anti - Sm với mức độ nặng ở bệnh nhân SLE. Nghiên cứu 187 hồ sơ bệnh nhân SLE tại phòng khám bệnh viện Da liễu Trung ương, kháng thể anti - Smith dương tính ở 31,02% bệnh nhân. Điểm SLEDAI trung bình ở bệnh nhân có kháng thể anti - Sm (8,60 ± 4,90) cao hơn có ý nghĩa thông kê (p < 0,001) so với nhóm bệnh nhân không có kháng thể anti - Sm (5,84 ± 3,28). Tỷ lệ SLE có tổn thương nội tạng ở nhóm có kháng thể anti - Sm (37,93%) cao hơn tổn thương nội tạng ở nhóm không có kháng thể (17,83%) với p < 0,05. Tuổi trung bình bệnh nhân SLE xuất hiện tổn thương nội tạng có kháng thể anti - Sm dương tính sớm hơn so với bệnh nhân không có kháng thể (p = 0,04). Nghiên cứu chỉ ra rằng kháng thể anti - Sm có giá trị tiên lượng mức độ nặng và xuất hiện sớm tổn thương nội tạng ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Từ khóa: SLE, anti - Smith, SLEDAI I. ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự tiến bộ của khoa học, rất nhiều tự kháng thể được phát hiện trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythromatosus – SLE) là bệnh tự miễn có các bất thường về miễn dịch phong phú nhất. Kháng thể kháng Smith (anti - Sm) đang được tìm hiểu rõ hơn. Kháng thể anti - Sm có thể được phát hiện trước khi người bệnh có các triệu chứng trên lâm sàng [1]. Tỷ lệ tìm thấy kháng thể này trong SLE rất khác nhau qua các nghiên cứu ở các chủng tộc khác nhau. Với độ đặc hiệu cao chẩn đoán SLE, sự xuất hiện tự kháng thể là một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh (theo ARA 1997) [2; 3]. Nhiều tài liệu được công bố trên thế giới đã chỉ ra kháng thể anti-Sm có mối liên quan với các biểu hiện tại các cơ quan nội tạng: tổn thương thần kinh trung ương, mức độ nghiêm trọng của bệnh thận, xơ hóa phổi, viêm màng ngoài tim… [4; 5]. Nghiên cứu của Grennan ghi nhận mối liên quan giữa khởi phát bệnh sớm với KT antiSm, trung bình trước 25 tuổi và có giá trị tiên lượng cho tiến triển nặng với các tổn thương nội tạng xuất hiện thường xuyên hơn về sau [6]. Liên quan giữa anti - Sm với tổn thương thần kinh trung ương vẫn chưa chắc chắn [7; 8]. Phát hiện kháng thể anti - Sm có ý nghĩa rất quan trọng trong tiên lượng, quản lý và theo dõi bệnh nhân. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu: 1. Khảo sát tỷ lệ bệnh nhân SLE có kháng thể kháng Smith ở bệnh nhân SLE đến khám tại phòng khám bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2014. 2. Xác định mối liên quan giữa kháng thể kháng Smith với mức độ nặng của những bệnh nhân trên. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Địa chỉ liên hệ: Lê Hữu Doanh, Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội Email: doanhlehuu@yahoo.com Ngày nhận: 10/9/2015 Ngày được chấp thuận: 25/12/2015 TCNCYH 98 (6) - 2015 1. Đối tượng 187 hồ sơ bệnh nhân được chẩn đoán xác định SLE khi có ≥ 4/11 tiêu chuẩn chẩn đoán 31 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC theo ACR 1997, điều trị ngoại trú tại bệnh viện matosus Disease Area and Severity Index), Da liễu Trung ương từ tháng 05/2013 đến 12/2014. Tiêu chuẩn chọn hồ sơ bệnh nhân DAS 28 (Disease Acitivity Score) tại 28 khớp, điểm SLEDAI (Systemic Lupus Erythematosus chẩn đoán xác định là SLE, không phân biệt tuổi, giới và được làm xét nghiệm tìm kháng Disease Activity Index). thể kháng Smith. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân là bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm thể hiện phối hợp nhiều bệnh hệ thống (overlap). 2. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu. Xét nghiệm phát hiện tìm kháng thể antiSm bằng kỹ thuật ELISA. Kit xét nghiệm từ hãng MBL, Nhật Bản. Mức độ nặng của bệnh được đánh giá qua thang điểm CLASI (Cutaneous Lupus Erythe- 3. Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 20.0. 4. Đạo đức nghiên cứu Các thông tin bệnh nhân lấy từ bệnh án được chấp thuận của Bệnh viện và các thông tin bệnh nhân được mã hóa, giữ bí mật. KẾT QUẢ 1. Tỷ lệ kháng thể anti-Sm dương tính ở bệnh nhân SLE Biểu đồ 1. Tỷ lệ kháng thể anti-Sm dương tính ở bệnh nhân SLE Nghiên cứu đã thu thập được 187 hồ sơ bệnh nhân SLE đến khám và theo dõi tại phòng khám chuyên đề các bệnh tổ chức liên kết tự miễn. Kháng thể anti - Sm dương tính gặp ở 58/187 bệnh nhân, chiếm 31,02% với nồng độ kháng thể trung bình: 109,89 ± 85,03 UI/L, cao nhất: 533,53 UI/L, thấp nhất: 32,94 UI/L (giá trị không thể hiện trên biểu đồ). 2. Mối liên quan giữa kháng thể anti - Sm với hoạt động bệnh So sánh mức độ nặng của bệnh SLE, dựa trên thang điểm CLASI hoạt động, DAS 28 và SLEDAI, giữa hai nhóm bệnh nhân dương tính và âm tính với kháng thể anti-Sm cho thấy: điểm trung bình theo thang điểm SLEDAI của nhóm có kháng thể anti-Sm cao hơn so với nhóm không có kháng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mối liên quan giữa kháng thể Kháng thể kháng Smith Mức độ nặng của bệnh Lupus Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống Bệnh lupus ban đỏTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Miễn dịch bệnh lý học (giáo trình đào tạo sau đại học): Phần 2
33 trang 40 0 0 -
32 trang 20 0 0
-
Thuốc chữa viêm nhiều khớp trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống
5 trang 17 0 0 -
LUPUS BAN ĐỎ Ở TRẺ SƠ SINH (Neonatal lupus erythematosus - NLE)
6 trang 17 0 0 -
Chăm sóc và điều trị các bệnh da liễu: Phần 1
153 trang 16 0 0 -
Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người bệnh lupus ban đỏ hệ thống
5 trang 15 0 0 -
64 trang 15 0 0
-
Khảo sát một số tự kháng thể thường gặp trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống
5 trang 15 0 0 -
7 trang 15 0 0
-
Các bệnh thường gặp vào mùa nóng
9 trang 15 0 0