Danh mục

MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ

Số trang: 42      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.46 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (42 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Định nghĩa Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍA. MÔI TRƯỜNG ĐẤT1 Định nghĩaMôi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp xếpthành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng trái đất.Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất được xemnhư là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khíhậu...2. Những thành phần chủ yếu của môi trường đất2.1. Thành phần vô sinhThành phần này gồm có một nữa là các khoáng chất, phân nữa còn lại là không khí vànước và một ít chất hữu cơ từ xác bã các động thực vật có trong đất. Chất khoáng trongđất có được từ sự phân hũy đá mẹ, và nguồn khác đến từ sông hồ, dòng chảy đại dương,các cơn gió bảo, và từ các nguồn khác... Tùy theo kích thước cỡ hạt người ta chia thànhcát, bụi, sét, hạt keo.2.2 Thành phần hữu sinh.2.2.1 Vi sinh vậtVi sinh vật đất gồm vi sinh vật hiếu khí, yếm khí và hiếm khí. Vi sinh vật là hệ sinh vậtquan trọng của môi trường đất. Đóng vai trò phân hũy để cung cấp chất hữu cơ.2.2.2 Thực vậtThực vật sống trong lòng đất như rễ cây, thực vật không diệp lục, thực vật đơn bào.Thực vật trên mặt đất gồm nhiều loài, họ, bộ tạo nên quần xã thực vật, mỗi dạng môitrường đất đặc trưng cho hệ thực vật nhất định. Thí dụ; cỏ năng thấy ở vùng đất phèn.2.2.3 Động vậtĐộng vật trong và trên lòng đất như: giun, chuột, mối, kiến, sâu bọ, côn trùng đẻ trứngtrong lòng đất. Mỗi loại đất cũng có hệ động vật nhất định như cá sặc rằng ở vùng đấtphèn.... Các thành phần này liên kết thành chuỗi thực phẩm và năng lượng tồn tại tất yếutrong môi trường đất.Các thành phần vô sinh và hữu sinh tạo thành một dây chuyền thực phẩm và dây chuyềnnăng lượng, tồn tại tất yếu trong môi trường đất.3. Suy thoái đất3.1 Định nghĩa 1Suy thoái đất được xem như là sự suy giảm chất lượng đất đai, sự suy giảm này ảnhhưởng đến năng suất và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. Tiến trình suy thoáiđất có thể nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào điều kiện của thời tiết khí hậu, và trình độ hiểubiết của chủ thể sử dụng và khai thác đất. Ngày nay suy thoái đất là vấn đề môi trườngnan giải nhất ở các quốc gia đang phát triển nhất là Châu Phi, đặc biệt là ở những vùng samạc, bán sa mạc, cũng như vùng khí hậu ẩm ướtTài nguyên đất trên thế giới nhìn chung đang ở vào tình trạng bị suy thoái nghiêm trọngdo bị khai thác quá mức với những phương thức không thích hợp, do phá hoại tầng phủthực vật gây xói mòn, rửa trôi. Ở Hoa Kỳ bình quân mỗi năm khoảng 8,5 triệu ha bị nướcvà gió xói cuốn đi khoảng 25.000 triệu tấn đất màu mỡ. Trên mỗi ha đất canh tác trungbình bị xói mòn từ 1,8 đến 3,4 tấn đất/năm. Lượng chất dinh dưỡng bị rửa trôi vào khoảng5,4 – 8,4 triệu tấn hàng năm, tương đương với sự mất đi 30 – 50 triệu tấn lương thực.Biến đổi khí hậu kết hợp biện pháp sử dụng đất không hợp lý gây ra sa mạc hóa. Ước tínhđến nay 10% đất có tiềm năng khai thác nông nghiệp trên Trái Đất đã bị sa mạc hóa.Các biện pháp làm đất, bón phân và tưới tiêu, xả thải nước, không hợp lý cũng gây ra tìnhtrạng đất bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc; trở thành chua, mặn hoặc laterit hóa.Uớc tính hàng năm 15% đất toàn cầu bị suy thoái vì lý do nhân tạo. Trong đó suy thoái vìxói mòn do nước chiếm 55,7%, do gió 28%, 12,1% do mất chất dinh dưỡng. Ở TrungQuốc diện tích đất đã bị suy thoái là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có 36,67triệu ha đất đồi bị xói mòn nặng, 6,67 triệu ha bị chua mặn, 4 triệu ha bị úng, lầy. Ở ẤnĐộ hàng năm mất 3,7 triệu ha đất trồng trọt. Tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương860 triệu ha đất đã bị hoang mạc hóa ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người.3.2 Các nguyên nhân chính gây suy thoái đất3.2.1 Do tự nhiên.- Địa hình đất có độ dốc cao- Các tiến trình địa chất3.2.2 Do con người- Do canh tác không đúng khoa học (du canh, phá rừng, thâm canh) nên đất bị cằn cỗi vàcạn kiệt dưỡng chất, cấu trúc cuả đất bị phá vỡ.- Làm gia tăng nồng độ độc chất và các muối trong đất như: lạm dụng phân bón, thuốc trừsâu.- Độc chất và ô nhiễm đến từ các hoạt động công nghiệp và chất thải từ các thành phố.- Quản lý đất kém (đất bị phá vỡ cấu trúc). Đa dạng sinh học trong môi trường đất bị giảmthiểu, nhất là giảm sút hoạt động của vi sinh vật đất do hạn chế trồng các cây có thể tạo độphì tự nhiên cho đất. Sừ dụng đất đai không hợp lý3.3 Các cấp độ suy thoái đất 2- Suy thoái đất nhẹ: một phần đất bề mặt bị mất đi, 70% thực vật còn được duy trì che phủđất.- Suy thoái đất trung bình: hầu hết đất bề mặt bị mất đi. Dinh dưỡng bị nghèo kiệt, có thểgây độc cho cây trồng, khả năng giữ nước kém. Chỉ có từ 30-70% thảm thực vât che phủ.- Suy thoái đất nặng: dinh dưỡng nghèo kiệt trầm trọng, độc chất tác hại đến cây, thực vậtnghèo nàn. Có khoảng ít hơn 30% thực vật tự nhiên che phủ. Khả năng phục hồi chấtlượng đất tương đối khó và cực kỳ tốn kém.- Suy thoái đất trầm trọng: không còn thực vật che phủ và không thể phục hồi.3.4 Các loại hình suy thoái đấtNhư đã đề cập ở phần trên, suy thoái đất là hậu qủa của hoạt động con người và sựtương tác của hoạt động này với môi trường tự nhiên. Qua nghiên cứu, các Nhà khoahọc đã chia ra ba loại hình suy thoái chính như sau: - Suy thoái đất lý học. - Suy thoái đất hóa học. - Suy thoái đất sinh học.3.5 Hậu quả suy thoái đấtSự suy thoái chất lượng đất, gây ra do canh tác, sử dụng đất không phù hợp của con ngườiđưa đến những thay đổi lớn về tình trạng dưỡng chất, nguồn hữu cơ, nồng độ các chất vàđộc tố. Cụ thể:- Làm giảm tiềm năng sản xuất của hệ sinh thái.- Phá vỡ cân bằng nước, năng lượng, và chu trình vật chất trong hệ sinh thái.- Tác hại đến môi trường sinh thái như làm giảm giá trị của đất, giảm khả năng dẫn thủy,giảm sức chứa của các hồ...- Ngoài tác động của suy thoái lên sản lượng nông nghiệp, môi trường nó còn dẫn đế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: