Danh mục

MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘC CHẤT part 2

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 517.14 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

+ Môi trường khu vực: đối tượng sống trong một vùng khí hậu riêng nào đó, ở một kinh độ, vĩ độ nào đó v.v. Ví dụ khu vực đồng bằng, miền núi, ven biển hoặc khu vực nhiệt đới: ôn đới, hàn đới. Trong việc đánh giá tiếp xúc của cá nhân và nhóm đối tượng với các tác nhân nào đó, phải tính đến mức độ tham dự của mỗi một trong bốn cấp độ môi trường này vào tổng mức tiếp xúc; cường độ và thời gian tiếp xúc, sự cùng tồn tại của các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘC CHẤT part 2tiếng ồn, nước thải, sinh hoạt tập quán xã hội của cộng đồng vv... + Môi trường khu vực: đối tượng sống trong một vùng khí hậu riêng nào đó, ở một kinhđộ, vĩ độ nào đó v.v. Ví dụ khu vực đồng bằng, miền núi, ven biển hoặc khu vực nhiệt đới: ônđới, hàn đới. Trong việc đánh giá tiếp xúc của cá nhân và nhóm đối tượng với các tác nhân nào đó, phảitính đến mức độ tham dự của mỗi một trong bốn cấp độ môi trường này vào tổng mức tiếpxúc; cường độ và thời gian tiếp xúc, sự cùng tồn tại của các tác nhân có hại khác nhau.1.2. Khái niệm về sức khỏe - Sức khỏe phải được nhìn toàn bộ: Khái niệm về sức khỏe được dựa vào định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới Sứckhỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉlà một tình trạng không bệnh tật hay tàn tật. Về phương diện sức khỏe, con người phải được nhìn toàn bộ ở ba kích thước của sức khỏe:Sức khỏe trên con người riêng lẻ, sức khỏe của cộng đồng xã hội mà con người là thành viên,sức khỏe của con người và cộng đồng trong môi trường. - Sức khỏe phải được nhìn ở trạng thái biến động: Con người và cộng đồng người luôn dao động giữa hai lực đối kháng; lực gây tổn hại vàlực bảo vệ sức khỏe. Sức khỏe là một trạng thái cân bằng giữa hai lực kể trên. Đó là điềuchúng ta cần phải biết, để có thể dự đoán và dự phòng bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Sức khỏe luôn ở tình trạng bị bao vây bởi nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố sinh học ảnhhưởng rất nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, sức khỏe cũng lệ thuộc vào nhiều yếu tố môi trườngkhác nhau như: môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường vănhóa vv... - Định nghĩa về sức khỏe môi trường: Sức khỏe môi trường là trạng thái sức khỏe của con người liên quan và chịu tác động củacác yếu tố môi trường xung quanh. Trong tổng số các bệnh tật có tới 25% là do môi trường gây nên hoặc có liên quan đến môitrường, trong đó có tới 80% các loại bệnh là do nước hoặc liên quan đến nước.2. Mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe Các yếu tố môi trường bao vây và ảnh hưởng tới sức khỏe con người 22 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường trong từng cá thể cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào đặcđiểm của mỗi người như tuổi, giới tính, điều kiện sinh lý. - Các yếu tố trong môi trường cơ bản như môi trường đất, môi trường nước, môi trườngkhông khí, môi trường xã hội: môi trường học tập, môi trường nông thôn đều có sự ảnh hưởngtới sức khỏe của con người.3. Áp dụng các phương pháp dịch tễ học để đánh giá tác động của môi trường tới sứckhỏe Khi xem xét mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, đặc biệt trong môi trường lao động 23tiếp xúc với các chất độc hại, ta cần nhấn mạnh tính nhân - quả của các mối quan hệ. Khi tínhtoán RR (nguy cơ tương đối bằng phương pháp thuần tập) hay OR (độ chênh lệch bằngphương pháp bệnh chứng) nếu giá trị cao và đảm bảo ý nghĩa thông kê thì có thể đó là mốiquan hệ nhân quả. Nếu nghiên cứu dược lập lại bởi nhiều tác giả khác nhau ở nhiều địa điểmkhác nhau và dưới nhiều điều kiện khác nhau, thời gian khác nhau cũng cho kết quả tương tựthì mối liên hệ căn nguyên cũng được xác định là đúng. Mặt khác, phải chú ý tới tính đặc hiệuđược tiến hành theo dõi thật sớm các phơi nhiễm có thể coi là nguyên nhân, tính hợp lý sinhhọc, tính chặt chẽ qua nghiên cứu thực nghiệm: can thiệp, điều này sẽ là bằng chứng rất mạnhđể xác định mối quan hệ nhân - quả. Các yếu tố nguỵ cơ trong môi trường đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cácnguyên nhân của bệnh. Dịch tễ học môi trường góp phần vào việc ứng dụng dịch tễ để phòngchống bệnh tật. Số lượng các yếu tố tiếp xúc và liều lượng là những yếu tố cần thiết của nghiêncứu dịch tễ học. Việc giám sát sinh học càng ngày càng được sử dụng nhiều cho mục đích này. Rất nhiều bệnh là do yếu tố môi trường gây nên hoặc bị chúng tác động đến. Dịch tễ họcmôi trường cung cấp các kiến thức cơ bản để nghiên cứu và giải thích mối liên quan giữa sứckhỏe và môi trường trong cộng đồng. Do vậy bất cứ một nghiên cứu y học môi trường nào cũng phải liên quan tới những yếu tốsau, nếu chúng được tiến hành một cách có hệ thống: - Mô tả đặc điểm chung về môi trường. - Mô tả đặc điểm của các yếu tố phơi nhiễm. - Thời gian và cường độ của sự tiếp xúc với các yếu tố môi trường khác nhau. - Tác động tương hỗ giữa các biến số trong môi trường và những yếu tố nguy cơ trong môitrường. - Những thay đổi liên quan tới sức khỏe của những người phơi nhiễm. Việc áp dụng phương pháp dịch tễ học trong nghiên cứu mối liên quan giữa môi trườngsống với sức khỏe và bệnh tật trước hết phải nhằm mục tiêu đề xuất được các chiến lược vàthiết kế nghiên cứu đúng trên lĩnh vực này. Các chỉ số đánh giá mức độ tiế ...

Tài liệu được xem nhiều: