Thông tin tài liệu:
Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm phần các bệnh liên quan đến trường học - Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp. Sinh viên quan sát các điều kiện học tập tại các trường học xem có những điều kiện gì bất lợi hay không? Phỏng vấn các trường hợp các em đang ngồi trên ghế nhà trường bị mắc cận thị và cong vẹo cột sống để tìm ra nguyên nhân. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘC CHẤT part 8trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm phần các bệnh liên quan đến trường học - Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểuvới giáo viên để được giải đáp. Sinh viên quan sát các điều kiện học tập tại các trường học xem có những điều kiện gì bấtlợi hay không? Phỏng vấn các trường hợp các em đang ngồi trên ghế nhà trường bị mắc cận thị và congvẹo cột sống để tìm ra nguyên nhân.2. Vận dụng thực tế Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã học và các kỹ năng trong bài để tính toán đượchệ số ánh sáng và nhận định được kết quả, đồng thời để có thể tư vấn, tuyên truyền cho cộngđồng biết cách phòng tránh các bệnh học đường cho các em đang ngồi trên ghế nhà trường.3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản giáo dục 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, TrườngĐại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môitrường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, TrườngĐại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đạihọc Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường -Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa TháiNguyên. 148 PHẦN 3: ĐỘC CHẤT HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘC CHẤT HỌCMỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các khái niệm, định nghĩa đề độc chất học 2. Mô tả môi liên quan giữa độc chất học với các môn học khác. 3. Xác định được nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của độc chất học1. Độc chất học là gì Ngày nay, chất hóa học ngày càng được ứng dụng vào việc phục vụ đời sống con người thìvấn đề độc chất học càng ngày càng phát triển. Cơ cấu bệnh tật nói chung ở các nước đangphát triển cũng dã có sự dịch chuyển từ phòng chống các bệnh nhiễm trùng sang các bệnhkhông nhiễm trùng như các nước phát triển, người ta gọi đó là bệnh của nền văn minh. Mộttrong các vấn đề quan tâm đó là bệnh nhiễm các chất độc hóa học do tình trạng ô nhiễm môitrường sông. Vậy thế nào thì được gọi là chất độc và những chất không độc. Chất độc là chất với liều rất nhỏ trong những điều kiện nhất định có thể gây nên những rốiloạn sinh lý, sinh hóa trong cơ thể, thậm chí gây nhiễm độc có thể dẫn tới tử vong. Như vậy giới hạn giữa chất độc và chất không độc được phân biệt bởi liều lượng. Có tácgiả đề nghị giới hạn giữa chất độc và không độc là liều 100 mg/kg, nghĩa là chất nào có khảnăng gây nhiễm độc từ liều dưới 100 mg/kg được coi là chất độc. Nhiễm độc là khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với một liều lượng nhất định gây ảnhhưởng tới các hệ thống sinh học của cơ thể. Khoa học nghiên cứu về độc chất là một ngành đã có từ khá lâu, đặc biệt trong các cuộcchiến tranh người ta chú trọng phát triển ngành này vì việc sử dụng hóa chất vào mục đíchchiến tranh. Ngày nay với việc ứng dụng rộng rãi kỹ nghệ hóa chất vào phục vụ cuộc sống conngười thì vấn đề này càng ngày càng được chú trọng. Vậy môn độc chất học là gì? Độc chất học là môn khoa học nghiên cứu quy luật tác dụng của chất độc đối với cơ thể vàđề ra những biện pháp dự phòng, điều trị và khắc phục hậu quả của nhiễm độc. Ngày nay, người ta biết có nhiều loại chất với liều lượng nhất định là thuốc điều trị nhưngvới liều cao là chất độc. Vì vậy cần thận trọng khi xác định liều thế nào là an toàn, thế nào làliều độc trong thực hành dược lý.2. Dịch tễ học nhiễm độc và mối liên quan giữa độc học và các môn khoa học - Vụ dịch sương mù ở Luân Đôn năm 1952 là vụ địch điển hình được mô tả trong lịch sử,đó là do hàm lượng SO2 trong không khí tăng cao do khí thải của nhà máy. 149 - Tại Nhật Bản xuất hiện bệnh Minamata là do hội chứng nhiễm độc thủy ngân do ăn phảicá chứa nhiều thủy ngân hữu cơ bởi thải các chất thủy ngân ra môi trường nước vùngMinamata. - Các vụ nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, số tử vong cũng tăng cao. - Vụ dịch xuất huyết trẻ em do sử dụng phấn rôm có chứa chất chông đông tại thành phốHồ Chí Minh được phát hiện do thiết kế nghiên cứu ca bệnh - đối chứng. - Hàng năm có khoảng 200.000 chất hóa học được phát hiện ra và có khoảng 20.000 chấtđược đưa vào sản xuất, gây tăng quá trình nhiễm độc.3. Nhiệm vụ của môn độc chất học 1. Xác định sự tồn lưu chấ ...