. Hiệu ứng nhà kính và lỗ thủng tầng ozon - Các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2, hơi nước, bụi. - Các khí gây lỗ thủng tầng ozon là: CO2: Có khả năng cho bức xạ mặt trời đi qua CFC (Clorofluorocarbon): là những hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, kể cả các bộ phận làm lạnh, từ đó xâm nhập vào khí quyển. CH4 (Mêtan): khả năng phát thải ra môi trường ngày càng nhiều do hoạt động mạnh mẽ của các ngành công nghiệp. N2O...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘC CHẤT part 3và nó có thể thay đổi nhiều lần trong ngày.3.3. Hiệu ứng nhà kính và lỗ thủng tầng ozon - Các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2, hơi nước, bụi. - Các khí gây lỗ thủng tầng ozon là: CO2: Có khả năng cho bức xạ mặt trời đi qua CFC (Clorofluorocarbon): là những hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trongnhiều ngành công nghiệp, kể cả các bộ phận làm lạnh, từ đó xâm nhập vào khí quyển. CH4 (Mêtan): khả năng phát thải ra môi trường ngày càng nhiều do hoạt động mạnh mẽcủa các ngành công nghiệp. N2O (Nitơ oxyd): sinh ra do phát thải các nhiên liệu hóa thạch.4. Tác nhân, nguồn gây ô nhiễm không khí4.1. Khái niệm ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một chất lạ hoặc có sự biến đổi quantrọng trong thành phần không khí gây nên những tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịucho con người. Chất ô nhiễm là một chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ bình thường củanó hoặc chất đó thường không có trong không khí. Việc phân loại, xác định tính năng của hoạtđộng dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào nhiều quan điểm, người ta cho rằng nhiễm bẩnkhông khí là kết quả hoạt động của con người. Ở các nước Tây Âu từ sau thế kỷ VIX, có tìnhtrạng nhiễm bẩn không khí là do hoạt động của con người gây nên như sử dụng than đá làmnguồn năng lượng, khói của các nhà máy. Chất ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc thiên nhiên như SO2, bụi sinh ra từ các núilửa, các khí oxyd carbon (CO, CO2), oxyd nitơ (NOx).4.2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí4.2.1. Ô nhiễm không khí do tác nhân lí học - Ô nhiễm không khí do bụi: Bụi là những hạt nhỏ bé, nó được phân tán trong không khí,bụi trong không khí có nguồn gốc là hoạt động công nghiệp như bụi than, bụi các loại quặngkim loại, bụi do giao thông thì phân bố dọc các tuyến đường quốc lộ và xung quanh các ngã tư,ngã năm hàm lượng bụi tăng cao làm ô nhiễm không khí cục bộ từng vùng, từng nơi và từnglúc. Đặc biệt là bụi giao thông là bụi có chứa SiO2 tự do có khả năng gây xơ hóa phổi. Nồng độbụi trong không khí dược dùng làm chỉ điểm đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí, tiêu chuẩnbụi lắng là dưới 96 tấn/km2/năm. Ô nhiễm không khí do các tia phóng xạ và đồng vị phóng xạ: Những chất phóng xạ lànhững chất có khả năng phát ra những tia a, b, y trong điện tử và các lượng tử khác có nănglượng lớn. Những đồng vị phóng xạ nguy hiểm nhất ở dạng khí và khí dung là I131, F32, CO60, 43C14, S35, Ca45, Au198 ngoài ra chúng còn dưới dạng các hợp chất. Các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ có nguồn gốc: + Khai thác quặng phóng xạ. + Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ khí quyển. + Do sử dụng các đồng vị phóng xạ vào mục đích điều trị và mục đích nghiên cứu khoahọc. + Sử dụng phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong công nghiệp và trong nông nghiệp. + Lò phản ứng công nghiệp, nhà máy điện nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân, nhiệt hạch,khoa học vũ trụ. + Máy gia tốc thực nghiệm. Khả năng phát sinh những tổn thương phóng xạ và thời gian xuất hiện triệu chứng thườngkhác nhau phụ thuộc vào số lượng, chất tiếp xúc, bản chất lý hóa học của chúng và thời gianbán phân hủy. Do tính chất nguy hiểm của phóng xạ nên phải theo dõi chặt chẽ và thườngxuyên.4.2.2. Ô nhiễm không khí do tác nhân hóa họca. Ô nhiễm không khí do các hợp chất có chứa carbon - Co là một chất khí không gây kích thích và không gây tổn thương niêm mạc vì CO là mộtchất khí, không màu, không mùi, không vị do đó con người ít phát hiện thầy., CO được tạo thành do đốt cháy hợp chất carbon không hoàn toàn, CO có ái tính rất mạnhvới hemoglobin gấp từ 250 - 300 lần so với O2. Khi hít thở phải khí CO thì CO + Hb → HbCO(carboxyl hemoglobin). - CO2: (Dioxyd cacbon) là do quá trình hô hấp của sinh vật, nhất là trong khí thở ra củangười, các sinh vật thở ra hoặc là khi đốt cháy C và các hợp chất chứa carbon sẽ sinh ra khíCO2, các trạm điện, nhà máy, xe hơi, sự hoạt động và đốt cháy than đá, dầu và khí đốt tự nhiênđã sinh ra một lượng khí CO2 khổng lồ. - CFC: Được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp làmlạnh, bao gồm CFC 11 hoặc CFCCl3, CFCCl2, CHC1F2. - CH4 (Mê tan): Theo Khali và Rasmussen cho thấy hàng năm tổng lượng phát thải khí mêtan vào khí quyển là 550 tấn, nguồn sinh ra chính là từ các quá trình sinh học.b. Ô nhiễm không khí do những hợp chất có chứa lưu huỳnh (S) Do quá trình đốt cháy các hợp chất có lưu huỳnh, đặc biệt là các loại than đá chất lượngxấu và các loại dầu mỏ sinh ra SO2. Ở Mỹ (Newyork) do đốt 30 triệu tấn than đá trong 1 nămdo đó mà lượng SO2 thải vào trong không khí là 1,5 triệu tấn. SO2 có trong lượng phân tử là 64nặng gấp đôi S, SO2 bị oxy hóa tạo thành SO3. - Khi hít thở phải SO2 mặc dù ở nồng độ thấp cũng gây co thắt các cơ phế quản, ở nồng độcao hơn thì gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp, làm cho niêm mạc dày lên gây khảncổ và ho. 44 - SO2 khi bị oxy hóa tạo thành SO3, dưới dạng sương mù, nó tác động rất mạnh và mạnhhơn cả SO2. - Cả hai loại SO2 và SO3 khi gặp hơi nước sẽ tạo thành H2SO3 và H2SO4 tạo thành mưaacid, ảnh hưởng rất lớn tới sinh vật và các công trình kiến trúc. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thường dùng SO2 làm tiêu chuẩn để đánh giámức độ ô nhiễm tại các nhà máy và các khu dân cư trong thành phố. Tiêu chuẩn cho phép làdưới 0,002mg/lít.c. Ô nhiễm không khí do hợp chất có chứa nitơ (N) - Nguồn phát sinh chủ yếu là do phát triển công nghiệp, chế biến và sản xuất phân đạm,quá trình sản xuất dầu khí, hoặc trong cơn mưa có sét NO2 sẽ được giải phóng ra. - Bao gồm các oxyd nitơ như: NO, N2O5, NO2, các hợp chất có chứa nitơ thường khôngbền vững, riêng NO2 có mùi hắc đặc biệt, màu vàng nâu. - Khi hít thở không khí có chứa N ...