Thông tin tài liệu:
2.1.4. Nước sông Là loại nước mặt chủ yếu để cung cấp nước cho nhiều vùng dân cư. Nước sông có lưu lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên nó thường có hàm lượng cặn cao, độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn nên giá thành xử lý thường đắt. Nước sông thường có sự thay đổi lớn theo mùa về lưu lượng, độ đục, mức nước và nhiệt độ (trong mùa mưa lũ hàm lượng cặn lên tới 2500 - 3000 mg/lít) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘC CHẤT part 42.1.4. Nước sông Là loại nước mặt chủ yếu để cung cấp nước cho nhiều vùng dân cư. Nước sông có lưulượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên nó thường có hàm lượngcặn cao, độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn nên giá thành xử lý thường đắt. Nước sông thường có sựthay đổi lớn theo mùa về lưu lượng, độ đục, mức nước và nhiệt độ (trong mùa mưa lũ hàmlượng cặn lên tới 2500 - 3000 mg/lít).2.1.5. Nước suối Ở mùa khô nước suối rất trong, lưu lượng nhỏ, mùa lũ lưu lượng lớn, nước đục, có nhiềucát sỏi, mức nước lên xuống đột biến, không ổn định. Nước suối thường có độ cứng cao có khihòa tan các khoáng chất và hoạt chất cây cỏ độc.2.1.6. Nước hồ, đầm Tương đối trong, trừ ở ven hồ đục hơn do bị ảnh hưởng của sóng. Nước hồ, đầm thường cóđộ màu cao do ảnh hưởng của rong rêu và các thuỷ sinh vật, nó thường bị nhiễm bẩn, nhiễmkhuẩn nếu không được bảo vệ. Ở một số thành phố các hồ được sử dụng là nơi thu nước thải của các khu vực dân cư. Ở nông thôn, các hồ, ao thường nhiễm bẩn nặng vì chứa nước thải của gia đình, nuôi cá,nuôi bèo...2.2. Các phương pháp xử lý nước2.2.1. Làm trong nước - Làm trong bằng phương pháp không phèn: dùng hệ thống bể lắng giữ được 80% các hạtcặn lơ lửng. Có 3 loại bể lắng: bể lắng ngang, bể lắng đứng và bể lắng li tâm và cuối cùng là bểlọc. - Làm trong nước bằng phương pháp có phèn: + Mục đích: làm cho các hạt lơ lửng quy tụ lại thành những đám hoặc những mảng lớn cótrọng lượng tăng lên, chúng sẽ lắng xuống đáy làm cho nước trở nên trong. + Loại phèn thường dùng là: Phèn sắt: Dạng dung dịch có màu nâu sẫm, trong đó có chứa 42% FeCl3 hoặc FeSO4, H2O,FeCl3.5H2O. Phèn nhôm: Al2(SO4)3. 18 H2O. Phèn chua Al2(SO4)3. K2SO4. Loại phèn này khi sử dụng người ta pha thành dung dịch 10% để làm trong nước, muốnbiết lượng phèn cần thiết để làm trong một thể tích nước nhất định, người ta phải tiến hành làmtest alumin. Cơ chế: lượng nước có các hạt lơ lửng mang điện tích cùng đấu như SIO2 chúng xô đẩynhau không lắng xuống được. Khi cho phèn vào sẽ phân ly thành Al+++, những điện tích này sẽthu hút các hạt cặn lơ lửng tạo thành khối có trọng lượng cao hơn và lắng xuống dưới theophản ứng như sau: 64 - Al2(SO4)3 + Ca(HCO3)2 → Al(OH)3 + CaSO4 + CO2 + H2O Al(OH)3 → Al+++ + 3OH- - FeCl3 + Ca(HCO3)2 → CaCl2 + CO2 + Fe(OH)3 + H2O Fe(OH)3 → Fe+++ + 3OH2.2.2. Phương pháp khử sắt trong nước - Nếu nước có màu vàng đục tức là trong đó có sắt, sắt có trong nước ở dạng hòa tanFe(CO3H)2 hoặc là FeSO4, khi tiếp xúc với oxy ở mặt nước giếng nó sẽ tạo thành Fe(OH)3 vàkết tủa dưới dạng Fe2O3 lơ lửng trong nước tạo thành màu vàng hoặc do gạch và có mùi tanh.Muốn xử lý ta phải tiến hành làm thoáng. - Phương pháp khử sắt bằng cách làm thoáng: Tiến hành làm thoáng, lọc đơn giản bằngcách xây gần giếng một bể lọc đơn giản và 1 bể chứa nước. Đối với bể lọc ta trải xuống đáy bể1 lớp sỏi nhỏ dày 20 - 25 cm và 1 lớp cát vàng phía trên dày 60 cm, sau đó chúng ta tiến hànhcho nước chảy qua thì điện tiếp xúc với oxy của khí trời lớn, ta có: Cơ chế: Hyđroxyd sắt ba Oxyd sắt 3 có màu gạch cua Ngoài ra người ta có thể dùng Cao để khử sắt trong nước và như vậy làm cho nước có pHtăng cao.2.2.3. Khử trùng nước Trong nguồn nước có thể có nhiều loại vi khuẩn đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh, dođó phải khử trùng nước trước khi đưa nước vào phục vụ cho ăn uống và cho sinh hoạt. - Khử khuẩn bằng phương pháp hóa học: Hóa chất: dùng cloramin B trong đó có 20 - 20% chỉ hoạt tính, (pha thành dịch 1%). Tiến hành định lượng chỉ cần thiết cho một nguồn nước các nguồn nước khác nhau có sốlượng vi khuẩn khác nhau và lượng cloramin cũng khác nhau. Do vậy trước khi khử khuẩn chobất kỳ một nguồn nước nào người ta cũng phải làm test do để biết được hàm lượng hóa chấtcần thiết đủ để tiệt khuẩn, biết rằng thời gian tối thiểu để hóa chất tiếp xúc với nước là 30 phút. Cơ chế: Khi cho chỉ vào nước nó tăng thế năng oxy hóa tế bào vi khuẩn theo phản ứng sau: Mặt khác Cl nó còn tác dụng trực tiếp lên thành phần nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩnlàm đồng hóa protein của tế bào vi khuẩn. 65 Để cho nước có hệ số an toàn người ta thường cho thêm một lượng chỉ dư thừa là 0,3 - 0,5mg/lít. - Khử khuẩn bằng phương pháp lí học: Thông thường người ta dùng các phương pháp sau: + Nhiệt độ: đun sôi nước tới 1000C trong 10 phút. + Sử dụng sóng siêu âm. + Dùng đèn cực tím: đó là những đèn có phát ra các tia tử ngoại có bước sóng λ < 280 nm. + Dùng ozon: Để oxy hóa tế bào vi khuẩn vì O3 có khả năng oxy hóa mạnh: O3 → O2 + O*. + Dùng màng lọc để lọc nước: một số vi sinh vật sẽ được giữ lại khi qua màng lọc. - Khử khuẩn bằng phư ...