Danh mục

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA AFB, X-QUANG VÀ IDR TRONG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI MỚITÓM TẮT

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 571.56 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA AFB, X-QUANG VÀ IDR TRONG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI MỚITÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa IDR, X-quang phổi và AFB trong chẩn đoán bệnh lao phổi mới. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang. Phân tích tất cả bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán lao phổi mới từ 10/2004 – 08/2006. Kết quả: có 98 bệnh nhân lao phổi mới (44 nam và 54 nữ) trong nghiên cứu, thường gặp ở lứa tuổi từ 20 – 40 (92%). AFB/đàm dương tính chiếm tỉ lệ 52%. Sang thương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA AFB, X-QUANG VÀ IDR TRONG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI MỚITÓM TẮT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA AFB, X-QUANG VÀ IDR TRONG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI MỚI TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa IDR, X-quang phổi và AFBtrong chẩn đoán bệnh lao phổi mới. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang. Phân tích tất cảbệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán lao phổi mới từ 10/2004 –08/2006. Kết quả: có 98 bệnh nhân lao phổi mới (44 nam và 54 nữ) trongnghiên cứu, thường gặp ở lứa tuổi từ 20 – 40 (92%). AFB/đàm dương tínhchiếm tỉ lệ 52%. Sang thương trên X-quang phổi ở mức độ II và III thì có tỉlệ AFB/đàm dương tính càng cao. Tỉ lệ IDR dương tính chiếm 83%. Sangthương trên X-quang phổi càng nặng thì IDR dương tính càng mạnh. Tuynhiên giữa AFB/đàm và IDR chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: nghiên cứu của chúng tôi đã phần nào cho thấy có mối liênquan giữa IDR, X-quang phổi và AFB trong chẩn đoán bệnh lao phổi mới. ABSTRACT Objective: to determine relation of AFB, chest X-rays and IDR to thediagnosis of active pulmonary tuberculosis. Methods: Cross-sectional study. To analyse all of over 16 year oldpatients diagnosed active pulmonary tuberculosis from 10/2004 to 08/2005. Results: There were 98 cases (44 male and 54 female patients). Mostof them were in the age range from 20 – 40 (92%). Positive sputum AFBwas 52%. Level II and III lesions on chest x-rays had positive sputum AFBincreasingly. Positive PPD skin test was 83%. The severe degree of lesionson chest x-rays was , the strong degree of positive PPD skin test was.However, relation of sputum AFB to PPD skin test hasn’t been significantlydifferent in the statistatic yet. Conclusion: Our study partly showed that relation of AFB, chest X-rays and IDR to the diagnosis of active pulmonary tuberculosis. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lao hiện nay đang có xu hướng gia tăng do số người nhiễm HIVngày một tăng cao. Lao và đại dịch HIV / AIDS là nguyên nhân gây tử vongđứng hàng thứ 2 trên thế giới (WHO)(Error! Bookmark not defined.)(12). Phổi là nơi cưtrú thường gặp nhất của vi trùng lao, chiếm khoảng 80-90% ca bệnh lao, trongđó có 60% tìm được AFB dương tính qua soi đàm trực tiếp và đây chính lànguồn lây chủ yếu trong cộng đồng. * Bộ môn Lao và Bệnh Phổi – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Ở Việt Nam, qua báo cáo tổng kết hàng năm tại bệnh viện Phạm NgọcThạch (2001-2002) trong đó khoảng 78.000 người có AFB dương tính quasoi đàm trực tiếp (chiếm 60%). Chương trình chống lao quốc gia cùng phốihợp với TCYTTG phân tích và ước tính nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở ViệtNam là 1,7%(1). Do sự phát hiện AFB dương tính trong đàm c òn rất thấp sovới thực tế, khoảng 40% trường hợp không thể chẩn đoán xác định qua soitìm AFB dương tính trong đàm. Trong khi đó, những bệnh nhân nhiễm laotiềm ẩn này sẽ biểu hiện với nhiều triệu chứng lâm sàng đặc trưng haykhông. Đồng thời với sự tiến bộ của chụp phim phổi kỹ thuật số và CT scan ,người ta đã lạm dụng chẩn đoán lao qua hình ảnh X quang phổi mà bỏ quaxét nghiệm vi trùng và IDR trong chẩn đoán lao phổi mới(4). Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đặt ra vấn đề chẩn đoán lao quacác xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như tìm AFB trực tiếp trong đàm, X-quang phổi và IDR. Dựa vào những xét nghiệm này, chúng tôi sẽ phân tíchvà đánh giá mối tương quan của chúng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Loại hình nghiên cứu Phân tích cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn đối tượng là những bệnh nhâncó triệu chứng lâm sàng của nhiễm lao chung: sốt về chiều, mệt mỏi, hokhạc kéo dài và có dùng thuốc kháng sinh thường 1 hoặc 2 tuần lễ mà triệuchứng vẫn chưa cải thiện. Phương pháp nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả các bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, được chẩn đoán xác định laophổi mới từ tháng 10/2004 đến tháng 10/2006 tại Phòng khám Phổi Bệnhviện Đại Học Y Dược và Phòng khám Lao Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân có tiểu đường - Bệnh nhân có tiền căn lao và đã từng điều trị lao - Bệnh nhân có Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bệnh nhân có suy giảm miễn dịch HIV(+), sử dụng heroin, dùngcorticoids kéo dài Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định lao phổi mới Lao phổi AFB(+) Có triệu chứng lâm sàng gợi ý đến lao · Có bất thường trên X-quang phổi gợi ý đến nguyên nhân do trực ·khuẩn lao. 1 mẫu đàm có AFB dương tính · Chưa điều trị bằng thuốc kháng lao hoặc chỉ mới điều trị dưới 1 ·tháng Lao phổi AFB(-): Có triệu chứng lâm sàng gợi ý đến lao · Có bất thường trên X-quang phổi gợi ý đến nguyên nhân do trực ·k ...

Tài liệu được xem nhiều: