Danh mục

Một số biện pháp phát triển tư duy biện chứng cho học sinh trong dạy học chương 'Giới hạn' (Đại số và Giải tích 11)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 328.98 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nêu các biểu hiện của tư duy biện chứng của học sinh trong dạy học chương “Giới hạn” (Đại số và Giải tích 11), đồng thời đề xuất một số biện pháp phát triển tư duy biện chứng cho học sinh trong dạy học nội dung này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp phát triển tư duy biện chứng cho học sinh trong dạy học chương “Giới hạn” (Đại số và Giải tích 11) VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(20), 6-12 ISSN: 2354-0753 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “GIỚI HẠN” (ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11) 1Trường Đại học Đồng Tháp; Nguyễn Dương Hoàng1, 2Trường THPT Phan Ngọc Tòng, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Thanh Quyên2,+ + Tác giả liên hệ ● Email: kqkq2004@gmail.com Article history ABSTRACT Received: 22/7/2022 Mathematical thinking is defined as a manifestation of dialectical thinking in Accepted: 31/8/2022 the perception process with mathematical science or in the process of Published: 20/10/2022 applying mathematics to other sciences such as engineering, economics, etc. Thus, developing dialectical thinking competency also means boosting Keywords mathematical thinking, improving the quality of Mathematics teaching and Dialectical Thinking, Limits, meeting the current educational innovation goals. This study identifies the Algebra and Calculus 11, characteristics of dialectical thinking and proposed some measures to students promote dialectical thinking competency for students in teaching the chapter “Limits” (Algebra and Calculus 11). These measures would serve as the basis for further research on the process of developing dialectical thinking when teaching other contents in the Algebra and Calculus 11 program in particular and teaching Mathematics in high schools in general, contributing to the achievement of general education goals.1. Mở đầu Hiện nay, đổi mới giáo dục chuyển từ dạy học theo định hướng tiếp cận nội dung (dạy học tiếp cận trang bịkiến thức) sang dạy học tiếp cận năng lực (Bộ GD-ĐT, 2018a). Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018đã nêu rõ: Hình thành và phát triển năng lực toán học, biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán. Năng lựctoán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học;năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện họctoán, góp phần hình thành và phát triển năng lực chung cốt lõi (Bộ GD-ĐT, 2018b). Tư duy toán học được hiểulà hình thức biểu hiện của tư duy biện chứng (TDBC) trong quá trình con người nhận thức khoa học toán học, haytrong quá trình áp dụng toán học vào các khoa học khác như kĩ thuật, kinh tế,… (Petrovsky, 1982). Như vậy, pháttriển TDBC là góp phần phát triển tư duy toán học, nâng cao chất lượng dạy học môn Toán và đáp ứng mục tiêuđổi mới giáo dục hiện nay. Giới hạn là một chủ đề rất quan trọng trong chương trình môn Toán ở THPT, kiến thức về Giới hạn là nền tảngđể xét tính liên tục, khả vi của hàm số và là cơ sở để học tiếp kiến thức môn Toán lớp 12. Mặt khác, nội dung chươngGiới hạn rất đa dạng, phong phú và hoàn toàn mới đối với HS lớp 11, có nhiều thuật ngữ, khái niệm mới như: giớihạn, giới hạn hữu hạn, giới hạn trái, giới hạn phải,… Đồng thời, kiến thức giới hạn có mối liên hệ chặt chẽ từ nội bộmôn Toán đến thực tiễn cuộc sống nên có nhiều cơ hội phát triển TDBC cho HS. Bài báo này nêu các biểu hiện củaTDBC của HS trong dạy học chương “Giới hạn” (Đại số và Giải tích 11), đồng thời đề xuất một số biện pháp pháttriển TDBC cho HS trong dạy học nội dung này.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Tư duy, tư duy biện chứng2.1.1. Tư duy Có rất nhiều cách định nghĩa về tư duy. Theo Phạm Văn Hoàn (1969): Tư duy là quá trình nhận thức phản ánhnhững thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan.Theo Phạm Minh Hạc (1992): Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quanhệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan. Theo Đào Tam và Trần Trung (2010): Tưduy là sự khôi phục trong ý nghĩ của chủ thể về khách thể với mức độ đầy đủ hơn, toàn diện hơn so với các tư liệucảm tính xuất hiện do tác động của khách thể. Theo Hoàng Phê (2008): Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhậnthức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như: biểu tượng, khái niệm,phán đoán và suy lí,… Theo Huỳnh Thị Tiến (2015): Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh 6 VJE Tạp chí Giáo dục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: