Danh mục

Một số giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập xét xử của tòa án trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 549.63 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cộng đồng quốc tế thống nhất một nền tư pháp độc lập là nền tảng cho sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia và thế giới, bởi vì nền tư pháp độc lập là một quyền cơ bản của con người mà tất cả các thành viên của Liên Hợp quốc phải đảm bảo cho công dân của mình. Sự độc lập của tư pháp chính là điều kiện quan trọng đảm bảo cho liêm chính tư pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập xét xử của tòa án trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH ĐỘC LẬP XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY La Thị Quế1 TÓM TẮT Cộng đồng quốc tế thống nhất một nền tư pháp độc lập là nền tảng cho sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia và thế giới, bởi vì nền tư pháp độc lập là một quyền cơ bản của con người mà tất cả các thành viên của Liên Hợp quốc phải đảm bảo cho công dân của mình. Sự độc lập của tư pháp chính là điều kiện quan trọng đảm bảo cho liêm chính tư pháp. Chính vì vậy trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay điều cần thiết lúc này đó là cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tính độc lập xét xử của Tòa án - nhánh quyền lực thực hiện quyền tư pháp. Từ khóa: Độc lập xét xử, tòa án 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những yêu cầu được đặt ra trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là phải luôn đảm bảo tính khách quan, sự công minh của người cầm cân nảy mực. Để có thể đạt được tiêu chí này đòi hỏi trong hoạt động của mình Tòa án phải có sự độc lập. Hiện nay, trước nhiệm vụ phát triển, bảo vệ đất nước và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong giai đoạn mới, cùng với cải cách nền hành chính, Đảng ta chủ trương ban hành và thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, lấy Tòa án làm trung tâm, xét xử làm trọng tâm và lấy tranh tụng làm khâu đột phá; trọng tâm của cải cách tư pháp hiện nay đó là bảo đảm cho nguyên tắc Tòa án độc lập có hiệu lực trên thực tế. Do đó có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về các giải pháp nhằm tăng cường độc lập xét xử của Tòa án là một nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay - chính sự độc lập của Tòa án trong hoạt động xét xử nhằm thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền tư pháp như nội dung Hiến pháp 2013 tại khoản 1 Điều 102 đã chỉ rõ: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Vai trò của nguyên tắc độc lập xét xử trong nhà nước pháp quyền Mặc dù có nhiều học thuyết về Nhà nước pháp quyền, về các yếu tố cấu thành Nhà nước pháp quyền nhưng cho đến nay có một sự thừa nhận chung về một Nhà nước pháp quyền bảo đảm ít nhất ba yếu tố sau: (i) Hiến pháp và pháp luật phải được thượng tôn và 1 ThS. Giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức 111 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 mọi chủ thể của xã hội đều phải bình đẳng trước Hiến pháp và pháp luật; (ii) phải có sự phân định rõ ràng các quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp) và phải bảo đảm sự cân bằng và kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền lực đó ; (iii) quyền con người phải được bảo đảm [3,tr.15]. Để đảm bảo các yếu tố đó, đã có sự thừa nhận chung rằng cần phải có sự độc lập xét xử. Hay nói cách khác, sự thiếu độc lập xét xử ở một nhà nước thì không thể coi nhà nước đó là Nhà nước pháp quyền. Vì vậy, vai trò của độc lập xét xử trong nhà nước pháp quyền nói chung và trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng đều được thể hiện như sau: Một là, độc lập xét xử nhằm bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp và pháp luật Tòa án khi xác định một hành vi được xem là vi phạm pháp luật đều phải dựa trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật bao gồm toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, kể cả văn bản dưới luật, có liên quan đến vụ việc mà Tòa án giải quyết; do đó đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp và pháp luật là bảo đảm sự ưu tiên áp dụng Hiến pháp và các đạo luật do cơ quan lập pháp cao nhất ban hành. Vai trò của độc lập xét xử nhằm bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp và pháp luật được thể hiện ở những điểm sau: Bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp. Sự độc lập trong việc cân nhắc tính thống nhất của văn bản pháp luật và sự phù hợp của các văn bản đó với các nguyên tắc hiến định là cần thiết. Tòa án cần phải độc lập thì mới có thể giải thích và áp dụng các nguyên tắc hiến định và tuyên bố tính vi hiến của một quy phạm pháp luật khi giải quyết vụ việc cụ thể. Ở các nhà nước pháp quyền theo hình thức phân quyền thông thường cho phép Tòa án thực hiện chức năng này. Thực tế ở Việt Nam hiện nay mặc dù chưa giao cho Tòa án nhưng đã có những tư tưởng về việc cần có một cơ chế bảo hiến hữu hiệu để bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp. Bảo đảm tính tối thượng của pháp luật. Trong bất kì nhà nước pháp quyền nào thì một nguyên tắc được thừa nhận chung là phải áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí cao hơn. Sự độc lập Thẩm phán cho phép Thẩm phán áp dụng Luật và tuyên bố không áp dụng văn bản pháp luật có giá trị pháp lí thấp hơn với lí do không phù hợp với Luật. Bảo đảm pháp luật phải là pháp luật của nền pháp quyền thay vì pháp trị. Một nhà nước pháp quyền thực thụ là một nhà nước trong đó sử dụng công cụ quản lí xã hội bằng pháp luật nhưng pháp luật đó phải vì quyền của dân. Nhà nước pháp trị là nhà nước ban hành ra pháp luật nhưng để trị dân và ở đó không có sự bình đẳng trước pháp luật. Sự độc lập của Tòa án trong nhà nước pháp quyền sẽ cho phép Thẩm phán xem xét tính vi hiến và bất hợp pháp của văn bản pháp luật cụ thể khi chúng được ban hành trái với Hiến pháp và Luật. Hai là, độc lập xét xử nhằm bảo đảm sự cần bằng và kiểm soát các quyền lực nhà nước Theo nhà triết học Kant (1724 -1804) thì nguyên tắc phân quyền là một yếu tố không thể thiếu trong nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền bất luận được thiết lập theo nguyên tắc tập quyền hay nguyên tắc phân quyền thì đều có sự kiểm soát quyền lực để bảo 112 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: