Danh mục

Một số góp ý xây dựng án lệ về các căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh trong quan hệ hợp đồng tín dụng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 527.46 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dựa vào Điều 2 của Nghị quyết như viện dẫn, từ đó phân tích dưới góc độ pháp lý, ngân hàng làm định hướng cho việc xây dựng một án lệ về căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, vốn dĩ vẫn đang là lỗ hổng trong thực tiễn giao dịch và giải quyết tranh chấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số góp ý xây dựng án lệ về các căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh trong quan hệ hợp đồng tín dụng MỘT SỐ GÓP Ý XÂY DỰNG ÁN LỆ VỀ CÁC CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MỨC LÃI SUẤT ĐIỀU CHỈNH TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TS. LS Lương Khải Ân Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh TS. Nguyễn Đức Vinh Trường Đại học Ngoại thương – Cở sở II Dẫn nhập: Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ban hành ngày 18/6/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ đã đề ra các tiêu chí lựa chọn án lệ. Theo đó, Điều 2 Nghị quyết quy định như sau: “1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể; 2. Có tính chuẩn mực; 3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”. Việc lựa chọn một bản án đã được các cấp Tòa án xét xử để nghiên cứu, phát triển thành án lệ (Điều 3 của Nghị quyết), đáp ứng đầy đủ các tiêu chí viện dẫn trên gặp phải không ít khó khăn. Đặc biệt là trong vấn đề xác định mức lãi suất được điều chỉnh phù hợp với từng bối cảnh kinh tế cần phải được thống nhất trong nhận thức, có tính khoa học. Do đó, nhóm tác giả bài viết dựa vào Điều 2 của Nghị quyết như viện dẫn, từ đó phân tích dưới góc độ pháp lý, ngân hàng làm định hướng cho việc xây dựng một án lệ về căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, vốn dĩ vẫn đang là lỗ hổng trong thực tiễn giao dịch và giải quyết tranh chấp. Từ khóa: án lệ, lẽ công bằng, mức lãi suất, điều chỉnh lãi suất, hợp đồng tín dụng. 1. Cơ sở lý luận về căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh trong quan hệ hợp đồng tín dụng 1.1. Biến động lãi suất đặt ra trách nhiệm dự phòng rủi ro qua các căn cứ xác định mức lãi suất điều chỉnh hợp lý (1) Sự thay đổi lãi suất là tất yếu trên thị trường tiền tệ “Lãi suất” được đề cập trong lĩnh vực ngân hàng với ý nghĩa là giá cả khoản vay,1 thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, cũng như các nhu cầu vốn trên thị trường tiền tệ. Thật vậy, với sự chi phối của quy luật cung cầu vốn, lãi suất luôn có những biến động khó lường. Điều này cũng đặt ra những thách thức đối với các nhà làm luật trong việc ban hành các quy định hạn chế rủi ro về lãi suất thông qua các chính sách điều tiết của Nhà nước cũng như trao quyền cho các tổ chức tín dụng tự quyết định cơ chế tính lãi suất hợp lý trong quan hệ với khách hàng được cấp tín dụng. Kể cả khi có những biến động lớn trên thị trường tiền tệ, những thay đổi về lãi suất được 1 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật Ngân hàng, Nxb. Hồng Đức tr. 305 6 các bên thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Tong quan hệ tín dụng ngân hàng, với bản chất là kênh cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngân hàng thực hiện chức năng chính là “đi vay để cho vay” 2. Quan hệ này được hiện diện dưới hình thức pháp lý là các hợp đồng tín dụng được ký kết giữa một bên là các tổ chức tín dụng với bên kia là các khách hàng vay. Trong đó, điều khoản về lãi suất chính là điều khoản cơ bản, bắt buộc phải có ghi rõ mức lãi, kỳ hạn áp dụng để bảo đảm thực thi. Mức lãi suất cao hay thấp thể hiện qua các hợp đồng này tuy được các bên tự nguyện thỏa thuận nhưng phần nào cũng phản ánh lợi nhuận thu được sau khi xét đến các chi phí họ đã bỏ ra (giá vốn). Do đó, những thay đổi về lãi suất cần dựa vào các căn cứ pháp lý cụ thể trong đó có tính đến dự phòng những rủi ro thông qua các biện pháp nghiệp vụ, pháp lý. Đặc biệt, là đối với các tổ chức tín dụng với tư cách là bên cho vay, luôn chủ động trong việc lựa chọn khách hàng và giao kết hợp đồng tín dụng, ấn định mức lãi suất. (2) Dự phòng rủi ro lãi suất bằng chính lãi suất điều chỉnh trong giao dịch tín dụng Khác với lãi suất trong giao dịch dân sự, các quy định về lãi suất trong quan hệ tín dụng ngân hàng còn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố có thể gây ra những thiệt hại cho tổ chức tín dụng bất kỳ lúc nào nếu không tính toán kỹ lưỡng. Do đó, thỏa thuận này (lãi suất) cũng phải thể hiện được những căn cứ để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra, cho dù các nhà làm luật trao quyền cho các bên tự nguyện thỏa thuận và thống nhất áp dụng các mức lãi suất. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trong khoa học và thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng theo các điểm sau đây: - Khoa học ngân hàng, điều chỉnh rủi ro về lãi suất trong hợp đồng tín dụng được xem như là một dạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Joel Bessis trong tác phẩm “Quản trị rủi ro tín dụng” (Risk Management in Banking) đã có những phân tích sâu sắc về những rủi ro nếu ngân hàng áp dụng lãi suất cố định: “Một người vay với lãi suất cố định đối mặt với lãi suất đó tăng, khi đó người cho vay phải chịu chi phí cơ hội – chi phí là không thể cho vay với lãi suất cao hơn”3. Đồng nghĩa rằng, quyết định lựa chọn điều chỉnh lãi suất gần như là một yêu cầu bắt buộc đối với tổ chức dụng, khi đó mới ràng buộc cụ thể trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ hợp đồng này. - Thực tiễn tại các ngân hàng thương mại, vấn đề rủi ro lãi suất cũng luôn được chú ý đặt ra, đó là “rủi ro khi nguồn tiền trong tương lai của công cụ tài chính diễn biến bất thường do những biến động của lãi suất thị trường”4. Điều này càng tiếp tục khẳng định rằng, điều chỉnh lãi suất là không thể thiếu được trong các hợp đồng tín dụng, nhất là đối với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: