Danh mục

Một số khía cạnh so sánh và bình luận các quy định của CISG và luật thương mại Việt Nam về nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng của người mua

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.07 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này được thực hiện để làm rõ nội dung các quy định về nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng của người mua theo CISG và Luật thương mại 2005, có sự so sánh, đối chiếu để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Luật thương mại 2005 trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của CISG từ ngày 01/01/2007.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số khía cạnh so sánh và bình luận các quy định của CISG và luật thương mại Việt Nam về nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng của người mua MỘT SỐ KHÍA CẠNH SO SÁNH VÀ BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH CỦA CISGVÀ LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỀ NGHĨA VỤ NHẬN HÀNG VÀ QUYỀN TỪ CHỐI NHẬN HÀNG CỦA NGƯỜI MUA TS. Nguyễn Thị Thu Hiền1, Phạm Hồng Sơn2 Tóm tắt: Trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hoá, cùng với nghĩa vụ thanh toán,nghĩa vụ nhận hàng là một trong hai nghĩa vụ quan trọng nhất của người mua và thườngđược pháp luật về hợp đồng quy định một cách chi tiết. Ngoài ra, pháp luật cũng quy địnhvề trường hợp người mua có quyền từ chối nhận hàng nếu người bán giao hàng trước thờihạn hoặc giao hàng vượt quá số lượng. Tuy nhiên, trong Luật thương mại 2005 của ViệtNam3,1 các quy định về nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng của người muacòn có một số hạn chế, bất cập và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Do vậy, nghiên cứunày được thực hiện để làm rõ nội dung các quy định về nghĩa vụ nhận hàng và quyền từchối nhận hàng của người mua theo CISG4 và Luật thương mại 2005, có sự so sánh, đốichiếu để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Luật thương mại2005 trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của CISG từ ngày01/01/20075. Từ khoá: Luật thương mại, CISG, nhận hàng, quyền từ chối nhận hàng, người mua1. Lời mở đầu Trong CISG, nghĩa vụ của người mua được quy định tại nhiều chương và điều khoảnkhác nhau. Cách thức quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán và người muatrong CISG đều theo một cấu trúc tương tự nhau. Đầu tiên là đề cập tới những nghĩa vụđặc trưng của người bán hoặc người mua. Tiếp theo là trách nhiệm của người bán hoặc1 Khoa Luật, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh2 Tập đoàn Hưng Thịnh3 Luật Thương mại được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005.4 Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế (CISG).5 Việt Nam gia nhập CISG theo Quyết định số 2588/2015/QĐ-CTN ngày 24/11/2015 của Chủ tịch nước. 148người mua nếu vi phạm hợp đồng. Nghĩa vụ đặc trưng của người mua được quy định từĐiều 53 đến Điều 60 trong Phần III của CISG. Theo Điều 53 CISG, người mua có nghĩavụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước. Luật Thương mại 2005 dành 23 điều của Mục 2 Chương II để quy định về quyền vànghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Về nguyên tắc, Luật Thương mại2005 được soạn thảo theo tinh thần quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngượclại. Hơn nữa, nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ của người mua không được phân tách rõràng và không được xếp vào các mục riêng. Tùy theo nội dung, tính chất của từng điềukhoản mà các quy định này được áp dụng cho mỗi bên, hoặc áp dụng cho cả hai bên. Cáchcấu trúc này khác so với CISG, không có sự tách biệt rõ ràng giữa nghĩa vụ của người bánvà nghĩa vụ của người mua, do đó, dẫn tới một số khó khăn trong việc áp dụng.6 TrongLuật Thương mại 2005, nghĩa vụ của người mua chủ yếu được quy định tại các điều làĐiều 50 và từ Điều 52 đến Điều 56. Một điểm cần lưu ý là CISG chỉ điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hoá quốctế trong khi Luật Thương mại 2005 lại được áp dụng chung cho cả hợp đồng mua bán hànghoá nội địa và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Vì vậy, trong bài viết này, nhóm tácgiả sẽ nghiên cứu nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng của người mua tronghợp đồng mua bán hàng hoá nói chung, mà không xem xét quá nhiều đến tính đặc thù củahợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Bằng các phương pháp nghiên cứu chính là phân tíchvà so sánh luật, bài viết sẽ tập trung vào việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu như: CISG vàLuật thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng củangười mua như thế nào, có điểm gì tương đồng và khác biệt? Có cần hoàn thiện các quyđịnh liên quan trong Luật thương mại 2005 hay không và nếu có thì nên hoàn thiện như thếnào? Làm thế nào để hạn chế rủi ro cho thương nhân Việt Nam khi thực hiện nghĩa vụ nhậnhàng và quyền từ chối nhận hàng của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá.6 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam chỉ có một mục chung trong Chương II là Mục II với tên gọi “Quyền và nghĩavụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá”, trong khi đó, CISG phân biệt rõ ràng trong Phần III với hai chươngtách biệt, Chương II quy định “Nghĩa vụ của người bán” và Chương III quy định “Nghĩa vụ của người mua”. XemNguyễn Thị Thu Hiền. (2017). Nghĩa vụ của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định củaCISG và pháp luật Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo “Thi hành Công ước về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) tại ViệtNam và yêu cầu sửa đổi Luật Thương mại 2005 – Bài học kinh nghiệm từ Đức và Nhật ...

Tài liệu được xem nhiều: