Một số kinh nghiệm pháp luật của Cộng hòa Pháp về giám định tư pháp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kinh nghiệm pháp luật của Cộng hòa Pháp về giám định tư pháp Một số kinh nghiệm pháp luật của Cộng hòa Pháp về giám định tư pháp Nhằm phục vụ cho việc xây dựng Luật Giám định tư pháp, ngày 26 và sáng 27 tháng 5 năm 2011, Nhà Pháp luật Việt-Pháp đã phối hợp với Vụ Bổ trợ Tư pháp tổ chức Tọa đàm về dự thảo Luật Giám định tư pháp với sự tham gia của bà Sylvie Menotti, Tổng Thư ký Chánh án Tòa án Tư pháp tối cao Cộng hòa Pháp. Dưới đây là tổng hợp một số nội dung chính được trao đổi tại Tọa đàm liên quan đến tổ chức hoạt động giám định tư pháp ở Cộng hòa Pháp. Về mặt thể chế: Hoạt động giám định tư pháp ở Pháp được điều chỉnh bởi hai hệ thống văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản thứ nhất bao gồm Luật và Nghị định hướng dẫn thi hành luật quy định về quy chế giám định viên tư pháp, quy định các quyền và nghĩa vụ của giám định viên, thủ tục bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám định viên, trách nhiệm kỷ luật của giám định viên. Hệ thống văn bản thứ hai gồm Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thủ tục trưng cầu và thực hiện giám định, nguyên tắc thực hiện giám định, quan hệ giữa giám định viên và các cơ quan tiến hành tố tụng. Các quy định này khác nhau giữa giám định trong lĩnh vực hình sự và giám định trong lĩnh vực dân sự. Khái niệm giám định tư pháp: Giám định tư pháp được hiểu là giám định theo quyết định của Tòa án. Hoạt động giám định không dựa trên quyết định của Tòa án thì không được coi là giám định tư pháp. Theo quan điểm đó, pháp luật Pháp không thừa nhận cho các bên đương sự quyền chủ động trực tiếp yêu cầu giám định mà chỉ có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định. Quy chế giám định viên: Giám định tư pháp không phải là một nghề mà chỉ là một chức danh được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận cho các chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau mà Tòa án cần sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của họ trong quá trình giải quyết vụ án. Giám định tư pháp không phải là hoạt động chuyên trách của giám định viên; giám định viên có nghĩa vụ duy trì hoạt động chuyên môn chính của mình để đảm bảo thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực liên quan. Trong lĩnh vực giám định pháp y, Pháp có thành lập một số Viện Giám định pháp y nhưng giám định viên của các viện này cũng chỉ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Các Viện này được thành lập ở các thành phố lớn và chủ yếu làm giám định mổ tử thi. Quản lý hoạt động giám định: Các Tòa Phúc thẩm và Tòa Phá án là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức giám định viên và kiểm tra, giám sát hoạt động của giám định viên. Việc trao chức năng, thẩm quyền này cho Tòa án xuất phát từ quan điểm là Tòa án là cơ quan độc lập với các cơ quan quyền lực chính trị nên có thể đảm bảo được sự độc lập của các giám định viên và cũng chính vì Tòa án phải chịu trách nhiệm đánh giá kết luận của giám định viên. Mỗi Tòa phúc thẩm lập và quản lý một danh sách giám định viên có nơi thường trú hoặc hành nghề trong phạm vi quản hạt của mình. Ngoài ra, còn có một danh sách giám định viên do Tòa Phá án lập và quản lý ở cấp quốc gia. Đối với đăng ký lần đầu vào danh sách giám định viên, giám định viên chỉ được đăng ký tạm thời với thời gian thử thách là 03 năm. Sau đó, việc gia hạn đăng ký sẽ được xem xét quyết định trên cơ sở yêu cầu đăng ký lại và chất lượng hoạt động giám định của giám định viên trong 03 năm đầu tiên. Để được đăng ký vào danh sách giám định viên quốc gia, ứng viên phải đã được đăng ký vào danh sách của Tòa phúc thẩm trong thời gian ít nhất 05 năm. Giám định viên chỉ có thể được bổ nhiệm cho đến 75 tuổi. Thông thường, giám định viên được đăng ký với tư cách là cá nhân. Tuy nhiên, có một số pháp nhân được đăng ký là giám định viên, chủ yếu trong lĩnh vực giám định pháp y và giám định kỹ thuật hình sự. Hàng năm, cơ quan lập danh sách giám định viên tiến hành xem xét giám định viên có còn đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và có thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình hay không. Giám định viên có nghĩa vụ báo cáo với Tòa án về các hoạt động giám định tư pháp mà mình đã thực hiện trong năm. Như vậy, ở Pháp, Tòa án trực tiếp quản lý hoạt động giám định tư pháp. Bộ Tư pháp và các Bộ chuyên môn chỉ có vai trò hạn chế trong lĩnh vực này. Bộ Tư pháp lập danh mục các lĩnh vực giám định, các Bộ chuyên môn quản lý về mặt nhân sự và phương tiện làm việc của các giám định viên. Trách nhiệm của giám định viên: Giám định viên phải chịu trách nhiệm về mặt kỷ luật nếu phạm lỗi khi thực hiện nhiệm vụ giám định. Nếu phạm lỗi nặng thì giám định viên có thể bị xóa tên khỏi danh sách. Ngoài ra, nếu kết luận giám định sai gây thiệt hại cho một trong các bên đương sự thì giám định viên có thể phải bồi thường thiệt hại về dân sự. Cuối cùng, giám định viên có thể phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự trong trường hợp phạm tội hình sự. Tổ chức hiệp hội giám định viên: Giám định viên tập hợp lại thành các hiệp hội giám định viên tư pháp địa phương và hiệp hội giám định viên tư pháp quốc gia. Các hiệp hội này là nơi trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghề nghiệp giữa các giám định viên và cho ý kiến đối với việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về giám định tư pháp. Tuy nhiên, hiệp hội giám định viên tư pháp không phải là tổ chức xã hội nghề nghiệp vì giám định tư pháp không phải là một nghề, đó chỉ là một hình thức hiệp hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Thù lao, chi phí giám định: Thù lao, chi phí giám định trong lĩnh vực hình sự do Nhà nước chi trả theo chế độ quy định. Trong lĩnh vực dân sự, thù lao, chi phí giám định do đương sự chịu. Bên nào yêu cầu giám định thì phải nộp tạm ứng thù lao, chi phí giám định cho bộ phận lục sự của Tòa án. Điều này cho phép tránh mọi quan hệ tiền bạc giữa giám định viên, thẩm phán và các bên đương sự. Khi Tòa án ra bản án thì cũng quyết định về mức thù lao của giám định viên và có thể giảm thù lao nếu giám định viên không nộp kết luận gi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh nghiệm pháp luật Cộng hòa Pháp giám định tư pháp Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcTài liệu cùng danh mục:
-
Xuất khẩu lao động ở Nghệ An và những vấn đề đặt ra
4 trang 508 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 402 2 0 -
Ngành nhựa kỹ thuật tại Việt Nam: Kết quả xây dựng danh mục công nghệ và hiện trạng phát triển
3 trang 382 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng chuyển đổi số - TS Nguyễn Hữu Xuyên
42 trang 353 0 0 -
5 trang 351 5 0
-
35 trang 323 0 0
-
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 314 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn: Phần 1 - PGS.TS Phạm Kim Giao
64 trang 299 2 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa - giáo dục - y tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thu Linh
61 trang 297 2 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 289 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0