Danh mục

Một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về thì của động từ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 716.03 KB      Lượt xem: 170      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về thì của động từ tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, gợi ý sửa những lỗi mà sinh viên mắc phải.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về thì của động từ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 207-211 ISSN: 2354-0753 MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TIẾNG ANH VỀ THÌ CỦA ĐỘNG TỪ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây Nguyễn Thị Hương Email: nguyenhuongcdspht@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 20/3/2020 Non - Engish majors at Ha Tay Teacher Training College often get confused Accepted: 16/4/2020 to distinguish some tenses such as Past Simple and Present Perfect Tense, Published: 08/5/2020 Present Continuous and Present Simple, Past Simple and Past Continuous Tense. This article focuses on the problems in teaching tenses to non- English Keywords majors at Ha Tay Teacher Training College. Teaching grammar has been tenses, grammar, errors, handled throughout this study with the data obtained from the written exams mother tongue interference. of the students. Most common errors have been listed and analyzed in detail. A good language teacher can observe the learners and figure out the problems while teaching tenses and present some solutions to diminish these problems. Errors are natural outcome and an important part of the learning process itself, and not all of them come from mother tongue interference. Language teachers need to plan his remedial treatment while teaching any kind of teaching point, especially the problematic tenses for those students. 1. Mở đầu Trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng, việc dạy ngữ pháp luôn có vai trò quan trọng ở các cấp học. Điều đó dẫn đến việc giáo viên thường tập trung dạy ngữ pháp trên lớp (phương pháp truyền thống), lâu dần khiến cho các tiết học tiếng Anh trở nên nhàm chán. Vào năm 1970, sự ra đời của đường hướng giao tiếp (Communicative Language Teaching) dẫn đến xu hướng vai trò của ngữ pháp trong việc học ngoại ngữ chưa cao mặc dù nó được cho là “một phương tiện để nắm bắt một ngôn ngữ” (Penny Ur, 1996, tr 78). Tuy nhiên, nếu không có ngữ pháp, sẽ rất khó khăn cho người học tiếng Anh đạt được sự chính xác trong khi sử dụng ngôn ngữ. Học một ngôn ngữ có nghĩa là không chỉ học bốn kĩ năng thành thạo, mà còn hiểu hệ thống các quy tắc cơ bản của ngôn ngữ đó. Về mặt này, thái độ của người học đối với ngữ pháp cũng có tầm quan trọng sống còn (Emel Akay và Çetin Toraman, 2015). Bài viết trình bày một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về Thì của động từ tại Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Hà Tây. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Vai trò của ngữ pháp trong dạy và học tiếng Anh Ngữ pháp là yếu tố thiết yếu cho bất kì ngôn ngữ nào vì sự hình thành nên câu trước hết phụ thuộc vào cấu trúc câu của nó. Do đó, ngữ pháp là cần thiết cho tất cả các ngôn ngữ để dựng nên câu đúng. Khi ngữ pháp là đúng, các câu của ngôn ngữ có ý nghĩa Kiruthika, P. (2016). Theo Murat Polat (2017), dạy ngữ pháp và chính xác về ngữ pháp đã được coi là những yếu tố cơ bản giúp người học giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong hầu hết các trường hợp, ngữ pháp được dạy với mục đích riêng của nó. Khuynh hướng chung cho việc dạy ngữ pháp là đưa ra một số quy tắc sử dụng, nói về các trường hợp ngoại lệ, sau đó yêu cầu người học giải một số bài tập thường máy móc và đơn điệu và đây là điểm kết của giờ dạy ngữ pháp. Hiện nay, theo quan điểm dạy tiếng Anh giao tiếp, thì người học được yêu cầu sử dụng kiến thức ngữ pháp được học đó để giải quyết một tình huống giao tiếp cụ thể. Thông thường, bài kiểm tra ngữ pháp theo hình thức tự luận. Ngay cả khi người học làm bài kiểm tra ngữ pháp tốt thì cũng không có gì đảm bảo rằng người đó có thể nói và viết tiếng Anh tốt. Lí tưởng nhất là việc dạy ngữ pháp phải giúp người học tạo ra những cách nói toát lên các quy tắc ngữ pháp, nhưng dường như người dạy tập trung vào việc dạy quy tắc ngữ pháp và bỏ qua khía cạnh giao tiếp của ngôn ngữ - một phần không thể thiếu của ngôn ngữ và nó tạo thành “bộ xương” của “cơ thể ngôn ngữ”. 207 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 207-211 ISSN: 2354-0753 Theo Từ điển tiếng Việt, “thì” (hay thời (thời gian)) là hình thái động từ biểu thị vị trí trong thời gian, tính chất hoàn thành hay tiếp diễn của hành động, trạng thái (Nguyễn Văn Đạm, 2000, tr 776). Thì còn là từ đầu tiên trong một ngữ động từ chia theo ngôi cho biết hiện tại hoặc quá khứ hay tương lai. Trong ngữ pháp của một số ngôn ngữ, “thì” sẽ quyết định hình thái của động từ đó trong câu. Nhìn chung, thì có thể chia làm ba dạng theo diễn biến thời gian đó là: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Các hình thức động từ khác nhau để chỉ về sự khác biệt về thời gian. Tuy nhiên, thì và thời gian không đồng nhất. Thời gian được chia thành quá khứ, hiện tại và tương lai trong khi đó thì tượng trưng cho một hoặc nhiều hình thức của động từ được dùng để diễn tả sự liên hệ về thời gian. - Thì có thể chỉ một hành động, hoặc trạng thái diễn ra ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. - Thì có thể chỉ một hành động đã, đang hoặc sẽ diễn tiến trong một thời gian nhất định. - Thì cũng có thể chỉ hành động đã, vừa mới hoặc sẽ hoàn tất. Ngữ pháp là một hệ thống quy tắc nhất định để biến các đơn vị ngôn ngữ thành các đơn vị giao tiếp. Quy tắc ngữ pháp quyết định thứ tự của các từ t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: