Danh mục

Một số năng lực của giáo viên lịch sử ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.71 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, đặt ra nhiều vấn đề về đổi mới đồng bộ các yếu tố của quá trình giáo dục, đặc biệt chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, yêu cầu về dạy học phát triển năng lực ở người học và dạy học tích hợp cần được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số năng lực của giáo viên lịch sử ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới54 Kỷ yếu hội thảo khoa học MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA GIÁO VIÊN LỊCH SỬ Ở CÁC TRƯỜNG THCS ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ThS. Phan Thị Châu Khoa THCS, Trường CĐSP Nghệ An Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, đặt ranhiều vấn đề về đổi mới đồng bộ các yếu tố của quá trình giáo dục, đặc biệt chươngtrình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, yêu cầu về dạy học phát triển năng lực ởngười học và dạy học tích hợp cần được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáoviên. Lịch sử và Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THCS đượcthiết kế thành môn học Lịch sử - Địa lý với diện mạo mới, thể hiện sự tích hợp trêncơ sở những yếu tố chung - riêng - chung theo mạch nội dung của từng môn học. Vìvậy, đổi mới dạy và học theo hướng dạy học tích hợp là yêu cầu tất yếu, bắt buộc đốivới giáo viên, và do vậy, để có thể đáp ứng được những yêu cầu mà chương trình đổimới giáo dục đặt ra, người giáo viên lịch sử ở các trường THCS cần có những nănglực có thể đáp ứng được những mục tiêu trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 1. Đặc điểm môn học Lịch sử - Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thôngmới. Khác với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, trong chương trình giáo dụcphổ thông mới, lịch sử không còn là một môn học đứng độc lập và riêng lẻ, mà thayvào đó, Lịch sử được ghép với Địa lý thành môn học Lịch sử - Địa lý. Lịch sử - Địa lýlà môn học bắt buộc ở cấp tiểu học và THCS. Ở cấp THCS môn học này được đượcdạy từ lớp 6 đến lớp 9, gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lý và một số chủ đềliên môn. Tuy nói là môn học tích hợp liên môn, nhưng trong chương trình môn họcLịch sử - Địa Lý (cấp THCS) của Bộ GD và ĐT ban hành ngày 26/12/2018, về cơbản hai môn học này có sự độc lập tương đối. Cụ thể, ở lớp 6 Lịch sử và Địa lý gầnnhư độc lập và số tiết lên lớp song song với nhau và không có chuyên đề chung nào;trong chương trình lớp 7 mới bắt đầu có những chuyên đề tích hợp chung, theo đó lớp7,8 có 2 chuyên đề chung, lớp 9 có 3 chuyên đề. Điều đó cho thấy bên cạnh việc coitrọng tích hợp lịch sử và địa lí, chương trình cũng tôn trọng đặc điểm khoa học củamỗi phân môn. Bảng 1. Các chủ đề tích hợp chung ở cấp THCS Lớp Chủ đề Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9Các cuộc phát kiến địa lý xĐô thị: lịch sử và hiện tại x XVăn minh châu thổ sông Hồng và sông cửu Long X XBảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp X Xcủa Việt Nam ở Biển ĐôngNguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu tập huấn Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lý (THCS )trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, tr.17.Kỷ yếu hội thảo khoa học 55 Ngoài ra, môn học còn góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực chohọc sinh giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo tiền đề cho học sinh tiếp tục phát triển ở giaiđoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Hình thành và phát triển năng lực chung vànhững năng lực đặc thù lịch sử và địa lí. Kết nối, tạo nền tảng để học tốt các môn học/hoạt động giáo dục khác. Đặc biệt là Ngữ văn, Toán, Khoa học Tự nhiên, Tin học,Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng, các hoạt động trải nghiệm. 2. Những năng lực cần trang bị cho giáo viên Lịch sử THCS Trên cơ sở đặc điểm môn học và những quy định chung của chương trình giáo dụcphổ thông mới, giáo viên Lịch sử ở các trường THCS bên cạnh việc phải có nhữngphẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn theo quy định, thì họ còn phải có nhữngnăng lực khác để có thể đáp ứng những mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thôngmới, những năng lực đó là: a. Năng lực xây dựng và phát triển chương trình, năng lực lựa chọn sách giáokhoa và thiết kế bài giảng của giáo viên. Với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, người giáo viên sẽ là ngườiđóng vai trò quyết định quá trình lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học trongnhà trường. Chương trình giáo dục phổ thông mới “đảm bảo định hướng thống nhấtvà những nội dung cốt lõi, bắt buộc với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủđộng và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung mộtsố nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dụcvà điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục…”(1) . Vì vậy, để dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh tốt, người giáo viên phải có những hiểu biết nhữngvấn đề lý luận cơ bản về ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: