Danh mục

Một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ điện tử tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 594.09 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, dựa trên một số nghiên cứu trước đây và kết hợp với thu thập số liệu tại Hà Nội, tác giả chỉ ra các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (theo mức độ giảm dần) gồm các yếu tố: tính dễ sử dụng, kênh phân phối, tính hữu ích, hình ảnh nhà phân phối, yếu tố xã hội, chi phí, tính đổi mới, nhận định về rủi ro, yếu tố thông tin truyền thông. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ điện tử tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI PGS.TS. Đàm Văn Huệ1 ThS. Bùi Thị Thùy Dương2 Tóm tắt Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những chiến lược phát triển được đặt lên hàng đầu của các ngân hàng thương mại (NHTM) trên thế giới. Các dịch vụ ngân hàng điện tử ứng dụng công nghệ hiện đại mang lại nhiều thuận tiện cho người sử dụng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian với giao dịch đơn giản. Cho đến nay, hầu hết các NHTM tại Việt Nam đều triển khai, phát triển và mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong bài viết này, dựa trên một số nghiên cứu trước đây và kết hợp với thu thập số liệu tại Hà Nội, tác giả chỉ ra các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (theo mức độ giảm dần) gồm các yếu tố: tính dễ sử dụng, kênh phân phối, tính hữu ích, hình ảnh nhà phân phối, yếu tố xã hội, chi phí, tính đổi mới, nhận định về rủi ro, yếu tố thông tin truyền thông. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ này. Từ khóa: Ý định sử dụng, dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng thương mại. 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng thương mại Việt Nam buộc phải đổi mới mạnh mẽ đặc biệt là công nghệ ứng dụng. Dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển tại Việt Nam từ những năm 2000 cho đến nay, hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Theo số liệu thống kê cho thấy, số lượng dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng hơn 40% dân số Việt Nam. Các đối tượng này trong tương lai sẽ là một lực lượng dân số trẻ thành thạo các ứng dụng công nghệ hiện đại trên các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh, mạng xã hội… Để đáp ứng nhu cầu đó, các ngân hàng ngày càng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên các kênh giao dịch hiện đại như: internet, mobile, ATM,…, các kênh giao dịch truyền thống sẽ có xu hướng giảm tỷ trọng trên tổng các phương tiện thanh toán tại các ngân hàng. 1, 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 491 Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2011, Khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho thấy đến cuối tháng 12/2011, trong số 50 ngân hàng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam (không bao gồm chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) có 45 ngân hàng đã triển khai hệ thống giao dịch trực tuyến ở các mức độ khác nhau. Các dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến được các ngân hàng cung cấp rộng rãi, trong đó có thể kể đến dịch vụ Internet Banking được cung cấp bởi 45 ngân hàng (chiếm 90%), Mobile Banking được 38 ngân hàng cung cấp (chiếm 82%). Đến cuối năm 2013, số lượng ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng được mở rộng, tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking và Mobile Banking chiếm đến 76,8%, số lượng giao dịch SMS Banking chiếm đến 45% (theo số liệu báo cáo Vụ chiến lược Ngân hàng Nhà nước). Song song với việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng ngày càng đa dạng hoá các phương thức, phương tiện thanh toán mới. Trong giai đoạn hiện nay các phương tiện thanh toán mới, hiện đại dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao như: thẻ ngân hàng, tiền điện tử, ví điện tử, séc điện tử,… đã xuất hiện ngày càng nhiều và đi dần vào cuộc sống của người dân. Các phương tiện thanh toán điện tử phát triển đã tạo cơ sở cho các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và tiếp cận đến người sử dụng. Đặc biệt, thẻ ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo thống kê của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tính đến đầu năm 2012, số lượng máy ATM (Automatic Teller Machine) toàn thị trường đạt hơn 13.600 máy, tăng 16,2% so với đầu năm 2011; gần 42,3 triệu thẻ thanh toán các loại, tăng 33% so với đầu năm 2011. Doanh số giao dịch năm 2011 đạt gần 725.000 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2010. Năm 2010, ba liên minh thẻ Banknetvn - Smartlink - VNBC đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, cho phép chủ thẻ thuộc 3 liên minh thẻ có thể thực hiện giao dịch trên hệ thống ATM của nhau. Tuy nhiên, các giao dịch được cung cấp liên thông ở đây mới chỉ là rút tiền mặt và chuyển khoản. Trong năm 2012, ba liên minh thẻ trên dự kiến sẽ được hợp nhất thành một trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất; tiến tới mục tiêu khách hàng dùng thẻ ATM của một ngân hàng thuộc hệ thống này có thể sử dụng chiếc thẻ đó để giao dịch trên ATM và POS của các ngân hàng khác cùng hệ thống. Đến cuối năm 2014, số lượng thẻ tăng lên gấp 1,5 lần so với 2011, trong khi đó số lượng máy POS tăng gấp 2,5 lần. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hợp tác với nhiều tổ chức để cung cấp các sản phẩm với nhiều tiện ích cho khách hàng như: 492 thanh toán các giao dịch mua bán trên các website thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến bằng điện thoại di động, máy tính kết nối mạng viễn thông, thanh toán các hoá đơn,… Sự phát triển nhanh của các dịch vụ thanh toán và phương tiện điện tử trong thời gian qua đã tạo thuận lợi cho việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ, mua bán hàng hoá một cách dễ dàng thông qua internet, điện thoại di động, ATM, POS. Sự liên kết giữa các ngân hàng với nhau, với các công ty viễn thông và các công ty cung cấp dịch vụ đã cung cấp thêm nhiều giải pháp trung gian, hỗ trợ dịch vụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: