Một số vấn đề cải tiến, xây dựng quy trình thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 174.61 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiện tại, có khoảng 20 loại quy trình, thủ tục được áp dụng tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Những quy trình, thủ tục này chưa bao gồm quy trình, thủ tục khai mạc, bế mạc kỳ họp… Mỗi quy trình, thủ tục của phiên họp toàn thể tương ứng với việc giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Quốc hội đều có đặc điểm riêng phù hợp với tính chất của vấn đề mà Quốc hội xem xét, thông qua. Trong những năm qua, những quy định của pháp luật hiện hành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề cải tiến, xây dựng quy trình thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội Một số vấn đề cải tiến, xây dựng quy trình thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội Hiện tại, có khoảng 20 loại quy trình, thủ tục được áp dụng tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Những quy trình, thủ tục này chưa bao gồm quy trình, thủ tục khai mạc, bế mạc kỳ họp… Mỗi quy trình, thủ tục của phiên họp toàn thể tương ứng với việc giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Quốc hội đều có đặc điểm riêng phù hợp với tính chất của vấn đề mà Quốc hội xem xét, thông qua. Trong những năm qua, những quy định của pháp luật hiện hành về quy trình, thủ tục phiên họp toàn thể đã bảo đảm cho Quốc hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng quy định về quy trình, thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội và hoạt động của Quốc hội đã phát sinh một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để tiếp tục cải tiến, xây dựng và hoàn thiện quy trình, thủ tục phiên họp của Quốc hội như sau: Thứ nhất, về nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội phải tham gia phiên họp toàn thể của Quốc hội. Theo quy định của Đ i ều 1 5 Nội quy kỳ họp quốc h ội: “ Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp Tổ, Đoàn đại biểu Quốc hội, các phiên họp của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội mà đại biểu Quốc hội là thành viên”. Thực tế cho thấy do đa số đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, đại biểu Quốc hội không chuyên trách còn phải dành thời gian thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nơi mình công tác. Do vậy, trong nhiều trường hợp, vì lý do công việc của cơ quan, hoặc vì lý do cá nhân chính đáng khác họ không thể tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Vì vậy, pháp luật hiện hành cho phép đại biểu Quốc hội có thể vắng mặt tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Tuy nhiên, nội dung của quy định này không rõ trong trường hợp nào đại biểu được vắng mặt? khi vắng mặt có lý do cần phải làm thủ tục gì? Số thời gian đại biểu Quốc hội được phép vắng mặt tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp Tổ, Đoàn đại biểu Quốc hội, các phiên họp của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà đại biểu Quốc hội là thành viên là bao nhiêu? Bên cạnh đó thủ tục điểm danh để xác định phiên họp toàn thể có giá trị pháp lý cũng không được đề cập đến. Việc điểm danh chỉ được tiến hành trước khi Quốc hội biểu quyết để quyết định một vấn đề. Vì vậy, để bảo đảm nâng cao chất l ượng các phiên họp toàn thể của Quốc hội, bảo đảm số lượng đại biểu Quốc hội cần thiết để phiên họp toàn thể có giá trị pháp lý, Nội quy kỳ họp Quốc hội cần được bổ sung quy định về các vấn đề sau: Số lần tối đa đại biểu có thể vắng không dự phiên họp toàn thể của Quốc hội cũng nh ư các hoạt động khác của Quốc hội; về thủ tục báo vắng; thủ tục điểm danh trước khi phiên họp toàn thể bắt đầu. Ngoài ra, để bảo đảm kỷ luật trong hoạt động của Quốc hội, cần bổ sung quy định về các biện pháp hành chính xử lý đối với đại biểu Quốc hội vắng mặt quá số lần luật cho phép hoặc vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Thứ hai, về quyền hạn của chủ tọa phiên họp toàn thể của Quốc hội. Theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội, các phiên họp toàn thể do Chủ tịch Quốc hội làm chủ tọa. Chủ tọa bảo đảm thực hiện chương trình làm việc của kỳ họp và những quy định về kỳ họp Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội có thể phân công Phó Chủ tịch Quốc hội thay mình điều hành phiên họp. Với quy định cứng của pháp luật hiện hành, quyền hạn của chủ tọa phiên họp toàn thể của Quốc hội rất hạn chế. Thực tế cho thấy, chất lượng và hiệu quả của phiên họp toàn thể của Quốc hội phụ thuộc rất nhiều vào “tài” điều khiển của chủ tọa phiên họp. Tùy thuộc vào nội dung vấn đề đưa ra thảo luận, ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chủ tọa phiên họp định hướng cho các đại biểu Quốc hội thảo luận tập trung vào một hay một nhóm vấn đề; sắp xếp thứ tự phát biểu của đại biểu Quốc hội; kéo d ài thời gian phát biểu của đại biểu Quốc hội; kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thảo luận vấn đề; triệu tập tổ chức, cá nhân đến phiên họp toàn thể của Quốc hội để giải trình, làm rõ những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm… Những việc làm này hoàn toàn nằm ngoài quy định của pháp luật hiện hành về quyền hạn của chủ tọa phiên họp toàn thể của Quốc hội. Tuy nhiên, những quyết định trên của chủ tọa phiên họp lại phù hợp với thực tiễn hoạt động của Quốc hội. Vì vậy, để bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả các phiên họp toàn thể của Quốc hội, cần phải quy định cụ thể quyền hạn của chủ tọa trong các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Bổ sung quy định chủ tọa phiên họp có các quyền: xác định thứ tự ưu tiên phát biểu của đại biểu Quốc hội, khách mời tham dự phiên họp; kéo dài thời gian phát biểu của đại biểu Quốc hội, của khách mời; đề nghị kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thảo luận vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; quyền đề nghị triệu tập tổ chức, cá nhân giải trình trước Quốc hội về những vấn đề mà Quốc hội quan tâm… Thứ ba, thủ tục giải quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đặc biệt là đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết đều gặp phải một số vấn đề mà Quốc hội cần thể hiện ý kiến trước khi biểu quyết. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã trù liệu hướng giải quyết vấn đề này, theo đó, trong quá trình thảo luận, “đối với vấn đề quan trọng của dự án, dự thảo v à những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội” (Khoản 5 Điều 52, Điểm d Khoản 1 Điều 53). Tuy nhi ên thực tế cho thấy, do Luật quy định không rõ đây là thủ tục bắt buộc hay phụ thuộc vào quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nên từ khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, Ủy ban thường vụ Quốc hộ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề cải tiến, xây dựng quy trình thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội Một số vấn đề cải tiến, xây dựng quy trình thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội Hiện tại, có khoảng 20 loại quy trình, thủ tục được áp dụng tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Những quy trình, thủ tục này chưa bao gồm quy trình, thủ tục khai mạc, bế mạc kỳ họp… Mỗi quy trình, thủ tục của phiên họp toàn thể tương ứng với việc giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Quốc hội đều có đặc điểm riêng phù hợp với tính chất của vấn đề mà Quốc hội xem xét, thông qua. Trong những năm qua, những quy định của pháp luật hiện hành về quy trình, thủ tục phiên họp toàn thể đã bảo đảm cho Quốc hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng quy định về quy trình, thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội và hoạt động của Quốc hội đã phát sinh một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để tiếp tục cải tiến, xây dựng và hoàn thiện quy trình, thủ tục phiên họp của Quốc hội như sau: Thứ nhất, về nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội phải tham gia phiên họp toàn thể của Quốc hội. Theo quy định của Đ i ều 1 5 Nội quy kỳ họp quốc h ội: “ Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp Tổ, Đoàn đại biểu Quốc hội, các phiên họp của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội mà đại biểu Quốc hội là thành viên”. Thực tế cho thấy do đa số đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, đại biểu Quốc hội không chuyên trách còn phải dành thời gian thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nơi mình công tác. Do vậy, trong nhiều trường hợp, vì lý do công việc của cơ quan, hoặc vì lý do cá nhân chính đáng khác họ không thể tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Vì vậy, pháp luật hiện hành cho phép đại biểu Quốc hội có thể vắng mặt tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Tuy nhiên, nội dung của quy định này không rõ trong trường hợp nào đại biểu được vắng mặt? khi vắng mặt có lý do cần phải làm thủ tục gì? Số thời gian đại biểu Quốc hội được phép vắng mặt tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp Tổ, Đoàn đại biểu Quốc hội, các phiên họp của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà đại biểu Quốc hội là thành viên là bao nhiêu? Bên cạnh đó thủ tục điểm danh để xác định phiên họp toàn thể có giá trị pháp lý cũng không được đề cập đến. Việc điểm danh chỉ được tiến hành trước khi Quốc hội biểu quyết để quyết định một vấn đề. Vì vậy, để bảo đảm nâng cao chất l ượng các phiên họp toàn thể của Quốc hội, bảo đảm số lượng đại biểu Quốc hội cần thiết để phiên họp toàn thể có giá trị pháp lý, Nội quy kỳ họp Quốc hội cần được bổ sung quy định về các vấn đề sau: Số lần tối đa đại biểu có thể vắng không dự phiên họp toàn thể của Quốc hội cũng nh ư các hoạt động khác của Quốc hội; về thủ tục báo vắng; thủ tục điểm danh trước khi phiên họp toàn thể bắt đầu. Ngoài ra, để bảo đảm kỷ luật trong hoạt động của Quốc hội, cần bổ sung quy định về các biện pháp hành chính xử lý đối với đại biểu Quốc hội vắng mặt quá số lần luật cho phép hoặc vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Thứ hai, về quyền hạn của chủ tọa phiên họp toàn thể của Quốc hội. Theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội, các phiên họp toàn thể do Chủ tịch Quốc hội làm chủ tọa. Chủ tọa bảo đảm thực hiện chương trình làm việc của kỳ họp và những quy định về kỳ họp Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội có thể phân công Phó Chủ tịch Quốc hội thay mình điều hành phiên họp. Với quy định cứng của pháp luật hiện hành, quyền hạn của chủ tọa phiên họp toàn thể của Quốc hội rất hạn chế. Thực tế cho thấy, chất lượng và hiệu quả của phiên họp toàn thể của Quốc hội phụ thuộc rất nhiều vào “tài” điều khiển của chủ tọa phiên họp. Tùy thuộc vào nội dung vấn đề đưa ra thảo luận, ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chủ tọa phiên họp định hướng cho các đại biểu Quốc hội thảo luận tập trung vào một hay một nhóm vấn đề; sắp xếp thứ tự phát biểu của đại biểu Quốc hội; kéo d ài thời gian phát biểu của đại biểu Quốc hội; kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thảo luận vấn đề; triệu tập tổ chức, cá nhân đến phiên họp toàn thể của Quốc hội để giải trình, làm rõ những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm… Những việc làm này hoàn toàn nằm ngoài quy định của pháp luật hiện hành về quyền hạn của chủ tọa phiên họp toàn thể của Quốc hội. Tuy nhiên, những quyết định trên của chủ tọa phiên họp lại phù hợp với thực tiễn hoạt động của Quốc hội. Vì vậy, để bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả các phiên họp toàn thể của Quốc hội, cần phải quy định cụ thể quyền hạn của chủ tọa trong các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Bổ sung quy định chủ tọa phiên họp có các quyền: xác định thứ tự ưu tiên phát biểu của đại biểu Quốc hội, khách mời tham dự phiên họp; kéo dài thời gian phát biểu của đại biểu Quốc hội, của khách mời; đề nghị kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thảo luận vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; quyền đề nghị triệu tập tổ chức, cá nhân giải trình trước Quốc hội về những vấn đề mà Quốc hội quan tâm… Thứ ba, thủ tục giải quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đặc biệt là đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết đều gặp phải một số vấn đề mà Quốc hội cần thể hiện ý kiến trước khi biểu quyết. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã trù liệu hướng giải quyết vấn đề này, theo đó, trong quá trình thảo luận, “đối với vấn đề quan trọng của dự án, dự thảo v à những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội” (Khoản 5 Điều 52, Điểm d Khoản 1 Điều 53). Tuy nhi ên thực tế cho thấy, do Luật quy định không rõ đây là thủ tục bắt buộc hay phụ thuộc vào quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nên từ khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, Ủy ban thường vụ Quốc hộ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng chính trị Lý luận pháp luật nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội hiến phápTài liệu cùng danh mục:
-
Xuất khẩu lao động ở Nghệ An và những vấn đề đặt ra
4 trang 508 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 403 2 0 -
Ngành nhựa kỹ thuật tại Việt Nam: Kết quả xây dựng danh mục công nghệ và hiện trạng phát triển
3 trang 383 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng chuyển đổi số - TS Nguyễn Hữu Xuyên
42 trang 353 0 0 -
5 trang 351 5 0
-
35 trang 323 0 0
-
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 315 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn: Phần 1 - PGS.TS Phạm Kim Giao
64 trang 299 2 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa - giáo dục - y tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thu Linh
61 trang 297 2 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 289 0 0
Tài liệu mới:
-
7 trang 0 0 0
-
6 trang 0 0 0
-
24 trang 1 0 0
-
48 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành
24 trang 0 0 0 -
Cập nhật về điều trị Helicobacter pylori
11 trang 1 0 0 -
9 trang 0 0 0
-
105 trang 0 0 0
-
110 trang 0 0 0
-
110 trang 0 0 0