Một số vấn đề từ quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người mông ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 959.25 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thực tế nghiên cứu cho thấy có những đặc điểm chung của quan hệ hôn nhân xuyên biên giới giữa người Mông ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La với người Mông ở Lào. Quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở đây chủ yếu diễn ra tự phát, thiếu sự quản lý và có nhiều rủi ro đối với chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng vùng biên giới. Để quản lý hoạt động hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn đòi hỏi cần phải nâng cao nhận thức của đồng bào, tăng cường trợ giúp, phối hợp trong công tác quản lý và năng lực quản lý dân cư của chính quyền cơ sở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề từ quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người mông ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỪ QUAN HỆ HÔN NHÂN XUYÊN BIÊN GIỚI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở XÃ MƯỜNG LẠN, HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA* Chu Thị Vân Thương(1) Nguyễn Văn Chiều(2) T hực tế nghiên cứu cho thấy có những đặc điểm chung của quan hệ hôn nhân xuyên biên giới giữa người Mông ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La với người Mông ở Lào. Quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở đây chủ yếu diễn ra tự phát, thiếu sự quản lý và có nhiều rủi ro đối với chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng vùng biên giới. Để quản lý hoạt động hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn đòi hỏi cần phải nâng cao nhận thức của đồng bào, tăng cường trợ giúp, phối hợp trong công tác quản lý và năng lực quản lý dân cư của chính quyền cơ sở. Từ khóa: Hôn nhân xuyên biên giới; người Mông; xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. 1. Đặt vấn đề Hôn nhân xuyên biên giới là hiện tượng xã hội tất yếu,“xảy ra ở những vùng lãnh thổ được phân định bởi các biên giới quốc gia, biên giới vùng hoặc lãnh thổ”1. Hôn nhân xuyên biên giới đã xuất hiện, tồn tại, phản ánh quan hệ tộc người, sinh kế, văn hoá và các quan hệ xã hội khác của cư dân sinh sống ở hai bên biên giới. Ở Việt Nam, vùng biên giới Việt Nam – Lào, với chiều dài 2.337,459 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam với 10 tỉnh của Lào, là khu vực có địa hình hiểm trở “núi liền núi, sông liền sông”, đã tạo nên mối quan hệ tộc người xuyên biên giới khá đậm nét. Đây cũng là khu vực biên giới có lịch sử cư trú khá ổn định của một số cộng đồng tộc người như Thái, Mông, Khơ mú, Chứt, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, v.v. Do có vị trí địa lý đặc thù, địa bàn rộng, tuyến biên giới dài và khu vực đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào (chiếm 1/5 toàn tuyến biên giới của tỉnh Sơn La, với hơn 50 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn của Lào), xã Mường Lạn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Trong đó, đồng bào dân tộc Mông cư trú và phân bố ở 7/16 bản, với khoảng gần 6 nghìn nhân khẩu, chiếm hơn 70% dân số của toàn xã. Những năm gần đây, dù điều kiện kinh tế - xã hội đã có sự thay đổi đáng kể nhưng nhìn chung đời sống của đồng bào dân tộc Mông nói riêng và xã Mường Lạn nói chung vẫn còn nhiều khó khăn: Toàn xã vẫn còn 5/16 bản và 02 cụm dân cư chưa có điện lưới quốc gia, số trẻ đến trường đúng độ tuổi mới chỉ đạt 93%, tỷ lệ nghèo đói đã giảm nhưng vẫn còn tới 39% hộ nghèo, 1/3 số bản chưa được bê tông hóa đường biên giới2, v.v. Tuy sống ở hai đất nước Việt – Lào, nhưng dân tộc Mông ở xã Mường Lạn và người Mông ở Lào đã có quan hệ dân tộc, hôn nhân xuyên biên giới từ nhiều thế hệ trước đó. Trong bối cảnh hội nhập, giao Đặng Thị Hoa, Nguyễn Hà Đông, Hôn nhân xuyên biên giới ở các tỉnh miền núi Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 8/2015, tr49-50. 2. Ủy ban nhân dân xã Mường Lạn, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng kế hoạch nhiệm vụ năm 2018. 1. Ngày nhận bài: 22/4/2018; Ngày phản biện: 10/5/2018; Ngày duyệt đăng: 20/5/2018 (1) Đại học Văn Hóa Hà Nội; e-mail: cvyen3009@gmail.com (2) Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia HN; e-mail: nguyenchieu5579@yahoo.com lưu nhân dân, quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở Mường Lạn vừa có những đặc điểm riêng, vừa đặt ra những vấn đề chung cần phải quan tâm nhằm góp phần vào việc đảm bảo ổn định, an ninh biên giới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng biên cương Tổ quốc. 2. Quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn Các kết quả nghiên cứu dân tộc học cho thấy, đặc điểm nổi bật trong quan hệ hôn nhân xuyên biên giới ở biên giới Việt – Lào nói chung của người Mông “chủ yếu diễn ra trong nội bộ tộc người và hầu như không đăng ký với chính quyền địa phương”3. Đặc trưng này cũng tương đồng với tình hình kết hôn xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn hiện nay. Có thể thấy, người Mông ở Mường Lạn chủ yếu kết hôn với người Mông của một số địa phương thuộc tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Hiện tượng này đã diễn ra phổ biến từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Theo thống kê và quản lý của Ủy ban nhân dân xã Mường Lạn, tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2017, có 47 người Mông ở xã Mường Lạn đã kết hôn với người Mông ở Lào. Trong đó, có 20 cặp đã làm các thủ tục đăng ký kết hôn và đã được Chủ tịch nước ra quyết định công nhận quốc tịch đối với vợ/chồng; có 19 cặp vợ/chồng đã làm thủ tục kết hôn nhưng chưa được Chủ tịch nước ra quyết định công nhận quốc tịch đối với vợ/ chồng; còn 8 cặp vợ/chồng đã kết hôn và chưa làm thục tục đăng ký kết hôn và nhập quốc tịch4. Đặc biệt, các trường hợp có quan hệ hôn nhân nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn đều đã có con chung, tài sản chung và một số trường hợp là công dân Lào đã sinh sống ổn định lâu dài tại Việt Nam. Có thể thấy, mặc dù số lượng người Mông ở Mường Lạn k ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề từ quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người mông ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỪ QUAN HỆ HÔN NHÂN XUYÊN BIÊN GIỚI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở XÃ MƯỜNG LẠN, HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA* Chu Thị Vân Thương(1) Nguyễn Văn Chiều(2) T hực tế nghiên cứu cho thấy có những đặc điểm chung của quan hệ hôn nhân xuyên biên giới giữa người Mông ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La với người Mông ở Lào. Quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở đây chủ yếu diễn ra tự phát, thiếu sự quản lý và có nhiều rủi ro đối với chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng vùng biên giới. Để quản lý hoạt động hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn đòi hỏi cần phải nâng cao nhận thức của đồng bào, tăng cường trợ giúp, phối hợp trong công tác quản lý và năng lực quản lý dân cư của chính quyền cơ sở. Từ khóa: Hôn nhân xuyên biên giới; người Mông; xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. 1. Đặt vấn đề Hôn nhân xuyên biên giới là hiện tượng xã hội tất yếu,“xảy ra ở những vùng lãnh thổ được phân định bởi các biên giới quốc gia, biên giới vùng hoặc lãnh thổ”1. Hôn nhân xuyên biên giới đã xuất hiện, tồn tại, phản ánh quan hệ tộc người, sinh kế, văn hoá và các quan hệ xã hội khác của cư dân sinh sống ở hai bên biên giới. Ở Việt Nam, vùng biên giới Việt Nam – Lào, với chiều dài 2.337,459 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam với 10 tỉnh của Lào, là khu vực có địa hình hiểm trở “núi liền núi, sông liền sông”, đã tạo nên mối quan hệ tộc người xuyên biên giới khá đậm nét. Đây cũng là khu vực biên giới có lịch sử cư trú khá ổn định của một số cộng đồng tộc người như Thái, Mông, Khơ mú, Chứt, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, v.v. Do có vị trí địa lý đặc thù, địa bàn rộng, tuyến biên giới dài và khu vực đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào (chiếm 1/5 toàn tuyến biên giới của tỉnh Sơn La, với hơn 50 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn của Lào), xã Mường Lạn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Trong đó, đồng bào dân tộc Mông cư trú và phân bố ở 7/16 bản, với khoảng gần 6 nghìn nhân khẩu, chiếm hơn 70% dân số của toàn xã. Những năm gần đây, dù điều kiện kinh tế - xã hội đã có sự thay đổi đáng kể nhưng nhìn chung đời sống của đồng bào dân tộc Mông nói riêng và xã Mường Lạn nói chung vẫn còn nhiều khó khăn: Toàn xã vẫn còn 5/16 bản và 02 cụm dân cư chưa có điện lưới quốc gia, số trẻ đến trường đúng độ tuổi mới chỉ đạt 93%, tỷ lệ nghèo đói đã giảm nhưng vẫn còn tới 39% hộ nghèo, 1/3 số bản chưa được bê tông hóa đường biên giới2, v.v. Tuy sống ở hai đất nước Việt – Lào, nhưng dân tộc Mông ở xã Mường Lạn và người Mông ở Lào đã có quan hệ dân tộc, hôn nhân xuyên biên giới từ nhiều thế hệ trước đó. Trong bối cảnh hội nhập, giao Đặng Thị Hoa, Nguyễn Hà Đông, Hôn nhân xuyên biên giới ở các tỉnh miền núi Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 8/2015, tr49-50. 2. Ủy ban nhân dân xã Mường Lạn, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng kế hoạch nhiệm vụ năm 2018. 1. Ngày nhận bài: 22/4/2018; Ngày phản biện: 10/5/2018; Ngày duyệt đăng: 20/5/2018 (1) Đại học Văn Hóa Hà Nội; e-mail: cvyen3009@gmail.com (2) Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia HN; e-mail: nguyenchieu5579@yahoo.com lưu nhân dân, quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở Mường Lạn vừa có những đặc điểm riêng, vừa đặt ra những vấn đề chung cần phải quan tâm nhằm góp phần vào việc đảm bảo ổn định, an ninh biên giới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng biên cương Tổ quốc. 2. Quan hệ hôn nhân xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn Các kết quả nghiên cứu dân tộc học cho thấy, đặc điểm nổi bật trong quan hệ hôn nhân xuyên biên giới ở biên giới Việt – Lào nói chung của người Mông “chủ yếu diễn ra trong nội bộ tộc người và hầu như không đăng ký với chính quyền địa phương”3. Đặc trưng này cũng tương đồng với tình hình kết hôn xuyên biên giới của người Mông ở xã Mường Lạn hiện nay. Có thể thấy, người Mông ở Mường Lạn chủ yếu kết hôn với người Mông của một số địa phương thuộc tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Hiện tượng này đã diễn ra phổ biến từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Theo thống kê và quản lý của Ủy ban nhân dân xã Mường Lạn, tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2017, có 47 người Mông ở xã Mường Lạn đã kết hôn với người Mông ở Lào. Trong đó, có 20 cặp đã làm các thủ tục đăng ký kết hôn và đã được Chủ tịch nước ra quyết định công nhận quốc tịch đối với vợ/chồng; có 19 cặp vợ/chồng đã làm thủ tục kết hôn nhưng chưa được Chủ tịch nước ra quyết định công nhận quốc tịch đối với vợ/ chồng; còn 8 cặp vợ/chồng đã kết hôn và chưa làm thục tục đăng ký kết hôn và nhập quốc tịch4. Đặc biệt, các trường hợp có quan hệ hôn nhân nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn đều đã có con chung, tài sản chung và một số trường hợp là công dân Lào đã sinh sống ổn định lâu dài tại Việt Nam. Có thể thấy, mặc dù số lượng người Mông ở Mường Lạn k ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Nghiên cứu dân tộc Chiến lược và chính sách dân tộc Hôn nhân xuyên biên giới Quan hệ hôn nhân An ninh quốc phòng vùng biên giớiGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 103 0 0
-
189 trang 35 0 0
-
Biến đổi văn hóa gia đình thực trạng và giải pháp
4 trang 30 0 0 -
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 8: Quan hệ hôn nhân và gia đình trong Tư pháp quốc tế Việt Nam
13 trang 25 0 0 -
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
12 trang 25 0 0 -
4 trang 20 0 0
-
NGÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
19 trang 20 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Châu Đức
5 trang 19 0 0 -
3 trang 19 0 0
-
7 trang 19 0 0