MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 2Ta sẽ thấy thiền phái này có ảnh hưởng mạnh mẽ song song với công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử thi cử Việt Nam, nó là thiền phái duy nhất đã được đưa vào chương trình thi đình của thời Lê sơ. Cụ thể là đầu đề bài thi đình năm Cảnh Thống Nhâm Tuất (1502), đề thi này có cả thảy 47 câu hỏi, câu hỏi thứ 15 đã đặt ra thế này: “Điều Ngự và Huyền Quang truyền đạo gì mà được thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 2Ta sẽ thấy thiền phái này có ảnh hưởng mạnh mẽ song song với công cuộc Namtiến của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử thi cử Việt Nam, nó là thiền phái duynhất đã được đưa vào chương trình thi đình của thời Lê sơ. Cụ thể là đầu đề bài thiđình năm Cảnh Thống Nhâm Tuất (1502), đề thi này có cả thảy 47 câu hỏi, câuhỏi thứ 15 đã đặt ra thế này: “Điều Ngự và Huyền Quang truyền đạo gì mà đượcthành Phật làm tổ?”. Lê Ích Mộc (1459 - ?) đã trả lời thế này: “Vả đem đời gầnđây mà nói, về Thượng sĩ triều Trần thì có Tiêu Diêu, Tuệ Trung, Điều Ngự,Huyền Quang được pháp vô thượng, cho nên có thể gắn mình vào cảnh giới DiĐà, viết Thiền tông chỉ nam. Đó là cái đạo họ truyền lại vậy. Về sau ai hiểu đượclẽ vô sinh, chứng tới thành niết bàn thì thành Phật làm tổ. Điều ấy cố nhiên là phảithôi”. Nhờ trả lời đề thi kiểu ấy, Lê Ích Mộc đã được lấy đỗ trạng nguyên.Tư tưởng thiền phái Trúc Lâm như vậy đã trở thành một môn học chính quy vàđược các nhà vua thời Lê sơ quan tâm. Điều này nhìn từ phía mở rộng biên cươngvề phía Nam của dân tộc, ta thấy hoàn toàn dễ hiểu. Thiền phái Trúc Lâm ra đời lànhằm yểm trợ và thỏa mãn yêu cầu của chính sách Nam tiến của vua Trần NhânTông. Nhưng đến thời Lê sơ với những cuộc chinh phạt liên tục về phương nam,mà đỉnh cao là cuộc viễn chinh năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông cắm cột mốcphía Nam của tổ quốc trên núi Đá Bia ở Phú Yên, thì yêu cầu gia tăng dân số ngàycàng mạnh mẽ. Chính quyền Đại Việt cần đủ số dân để khai khẩn những vùng đấtmới sáp nhập và tư tưởng thiền phái Trúc Lâm thỏa mãn yêu cầu này của chínhquyền Đại Việt.Vậy là sau chủ trương và đường lối đoàn kết dân tộc cho sự nghiệp giữ n ước, thìtư tưởng thiền phái Trúc Lâm cho sự nghiệp Nam tiến của dân tộc l à một đóng gópkhác của vua Trần Nhân Tông cho lịch sử tư tưởng Việt Nam. Như ta đã thấy tưtưởng thiền phái này bắt nguồn từ thiền phái Thảo Đường do vua Lý Thánh Tôngthành lập. Nó do thế có thể nói là một nối dài hay đúng hơn là một phát triển caohơn của thiền phái Thảo Đường, nếu không nói là một hóa thân của thiền phái này.Điều đáng tiếc là toàn bộ tư liệu về thiền phái Thảo Đường ngày nay đã hoàn toànbị tán thất. Ta chỉ còn một bản tên duy nhất ghi lại thế thứ của dòng thiền này vàđược chép vào cuối sách Thiền uyển tập anh. Vì vậy, mọi bàn cãi về hệ tư tưởngcủa dòng thiền này tốt lắm thì cũng chỉ là những suy đoán, từ đó dễ đưa đến nhữngnhận định thiếu cơ sở, đôi khi sai lầm.Dẫu thế, chỉ nhìn vào bản danh sách tên những thiền sư của phái thiền này từngười đầu tiên là vua Lý Thánh Tông cho đến vị thiền sư cuối cùng là phụng ngựPhạm Đẳng, ta thấy trong 5 thế hệ truyền thừa, thế hệ n ào cũng có các cư sĩ thiềnsư hiện diện và hầu như toàn bộ đều là viên chức nhà nước, tức là vua và quan. Cóthế hệ, cư sĩ thiền sư chiếm tuyệt đại đa số. Thí dụ thế thứ 5 có 4 người thì 3 ngườilà vua và quan, đó là hoàng đế Lý Cao Tông, xướng nhi quản giáp Nguyễn Thứcvà phụng ngự Phạm Đẳng. Vậy nhìn vào bảng danh sách này, điểm đầu tiên đậpvào mắt ta chính là sự có mặt nổi trội của các cư sĩ thiền sư. Điều này có nghĩadòng thiền Thảo Đường là một dòng thiền thế tục, tức dòng thiền chủ yếu phục vụcho những người có cuộc sống trần gian phải gánh vác.Điểm thứ hai mà bản danh sách đó đập vào mắt ta là thành phần xã hội của nhữngvị thiền sư thuộc dòng thiền thế tục này. Họ chủ yếu là vua và quan. Ngoài vua rathì không nói như Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, những người cònlại phần lớn được ghi rõ tên họ thế tục và chức tước trại triều đình, mà cao nhất làchức thái phó, và thấp nhất là chức xướng nhi quản giáp, một chức do Lý Thái Tổthiết lập vào năm 1025. Và chính cũng thành phần xã hội này của dòng thiền ThảoĐường đã làm cho nó phải hóa thân thành thiền phái Trúc Lâm, bởi vì không lẽnào một dòng thiền Phật giáo lại chỉ dành riêng cho một giai tầng xã hội. Có lẽđây là điểm hạn chế đã làm dòng thiền thế tục Thảo Đường mất đi tính hấp dẫncủa nó đối với quảng đại quần chúng. Khi tách ra khỏi bộ phận quảng đại quầnchúng này, dòng thiền Thảo Đường chắc không thể nào tồn tại, mà phải hoá thânvào một dòng thiền mới.Dòng thiền mới này là Trúc Lâm Yên Tử.Ta đã nói dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử có cội nguồn từ dòng thiền Thảo Đường.Nhưng để hình thành, dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử phải thu nhận không chỉ tinhhoa của quá khứ, mà còn tổng hợp được những cống hiến của thời đại mình. Ởtrên, tại buổi giảng vào ngày mồng 9 tháng giêng nhuận năm Bính Ngọ (1306) vuaTrần Nhân Tông đã cám ơn Vô Nhị Thượng Nhân và Tuệ Trung đại sĩ, là “ơn mưapháp đã thấm tới cho cháu con được tắm gội”. Vô Nhị Thượng Nhân không aikhác hơn là vua Trần Thánh Tông như Thánh đăng ngữ lục cho ta biết. Còn TuệTrung đại sĩ thì chính là Tuệ Trung Trần Quốc Tung, người đã ấn chứng cho vuaTrần Nhân Tông trong sự giác ngộ thiền, nh ư chính vua đã ghi lại trong Thượng sĩhành trạng.Vua Trần Thánh Tông là người đã sinh thành vua Trần Nhân Tông, như vậy chắcchắn có một ảnh hưởng quyết định đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởngTrần Nhân Tông. Thế thì, tư tưởng vua Trần Thánh Tông là gì. Một lần nữa, cáctác phẩm của vua Trần Thánh Tông như Văn tập, Thiền tông liễu ngộ ca, Chí giáminh, Phóng ngư và Cừu tập ngày nay đã tán thất hết. Tuy nhiên, căn cứ một sốbài thơ và đoạn văn còn lại tới ngày nay trong các tác phẩm như Thánh đăng ngữlục, Việt âm thi tập, Toàn Việt thi lục..., ta có thể rút ra một số nhận định về tưtưởng Trần Thánh Tông như sau.Thứ nhất, trong thơ văn Trần Thánh Tông thường xuất hiện tư tưởng thiền của LýCao. Chẳng hạn bài thơ đầu tiên do Thánh đăng ngữ lục tờ 12a8 - b3 chép lại củavua Trần Thánh Tông đọc thế này:Bốn chục năm hơn một tấm lòngMuôn trùng cửa ngục vượt ra xongĐộng như hang trống gào vang gióTĩnh tựa hồ yên trăng sáng trongCâu nọ năm huyền mình hiểu hếtĐường kia mười chữ mặc xáo xôngCó người hỏi tớ tin gì ...