Danh mục

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 3

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.17 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 3Trong các tác phẩm của mình, Trần Thái Tông cũng đã nói đến tình trạng: “Khi tới chùa chiền, gần Phật gần kinh, mắt không thèm ngó, phòng tăng điện Phật, gặp gỡ gái trai, cuối mắt đầu mày, ham mê sắc dục, không kiêng Hộ Pháp, chẳng sợ Long Thần, trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi”, và “chẳng riêng người tục, cả đến thầy Tăng, kinh luận tranh giành, cùng nhau công kích, chê các sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha, cỏ nhẫn lụi vàng, lửa độc rực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 3Trong các tác phẩm của mình, Trần Thái Tông cũng đã nói đến tình trạng: “Khi tớichùa chiền, gần Phật gần kinh, mắt không thèm ngó, phòng tăng điện Phật, gặp gỡgái trai, cuối mắt đầu mày, ham mê sắc dục, không kiêng Hộ Pháp, chẳng sợ LongThần, trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi”, và “chẳng riêng người tục, cả đến thầyTăng, kinh luận tranh giành, cùng nhau công kích, chê các sư trưởng, nhiếc đếnmẹ cha, cỏ nhẫn lụi vàng, lửa độc rực cháy, buông lời đau vật, cất tiếng hại người,không nghĩ từ bi, không theo luật cấm, bàn thiền tựa thánh, trước cảnh như ngu,dẫu ở cửa không, chưa thành vô ngã”.Tình trạng chùa chiền và tăng lữ Phật giáo thời vua Trần Thái Tông như thế. Chonên, trong Phổ khuyến phát bồ đề tâm, Trần Thái Tông đã đưa ra chủ trương:“Chẳng hỏi đại ẩn tiểu ẩn, đâu phân tại gia xuất gia, chẳng nề tăng tục, chỉ cốt r õlòng, vốn không nữ nam, cớ sao trước tướng. Người chưa hiểu chia bừa thành tamgiáo, giác ngộ rồi cùng thấu một chữ tâm”. Chính xuất phát từ một chủ trương nhưvậy, Trần Thánh Tông và Lê Văn Hưu mới cho việc làm chùa xây tháp là “khơivét máu mỡ của dân” và những kẻ xuất gia chỉ là những người “hủy hoại thân thể,thay đổi y phục, bỏ bê sản nghiệp, trốn tránh bà con”.Lớn lên và được giáo dục trong một môi trường văn hóa như thế của gia đình, tấtnhiên vua Trần Nhân Tông cảm thấy tính bức xúc của việc đề ra một giải pháp vừacó lợi cho nước cho dân, vừa có ích cho đạo. Và chính ở đây vai trò của TuệTrung Trần Quốc Tung trở nên quan trọng. Trong đoạn văn ghi lại kinh nghiệmngộ đạo của mình qua cuộc đối thoại vào năm 1287 đã trích ở trên, vấn đề đặt rahết sức cụ thể và thường gặp, đó là:“Chúng sinh quen với việc uống rượu ăn thịt thì làm sao tránh được tội báo?”. Đâylà một thực tế ta có thể gặp ở bất cứ thời nào và ở bất cứ địa phương nào, chứkhông phải chỉ là một thực tế của thời đại Trần Nhân Tông và tại quốc gia ĐạiViệt. Cách giải quyết thực tế này hết sức giản dị theo quan điểm của Tuệ Trung.Đó là đừng đặt nó thành vấn đề. Bản thân của việc uống rượu ăn thịt chẳng có gì làtội phúc trong đó cả. Đúng như Tuệ Trung đã trả lời:Ăn cỏ với ăn thịtChúng sinh mỗi có thứcXuân về trăm cỏ sinhChỗ nào thấy tội phúc.Đến sau này, khi viết bản Cư trần lạc đạo phú, Trần Nhân Tông đ ã diễn tả lại quanđiểm ấy một cách dễ hiểu hơn:Ở đời vui đạo hãy tùy duyênĐói cứ ăn đi mệt ngũ liềnCó báu trong nhà thôi khỏi kiếmVô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.Thế đã rõ, đối với Trần Nhân Tông, Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách lyphân biệt, bởi vì Phật giáo là gì, nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.Mà chân lý thì không nằm trong Phật giáo, mà nằm chính ngay ở giữa lòng cuộcsống. Nói một cách hình ảnh như trong kinh Kim cương, mà Phật giáo đời Trầncoi như một bộ kinh cơ bản, thì giáo lý Phật giáo như ngón tay chỉ mặt trăng, nhưchiếc bè đưa người sang sông. Cho nên, ngay cả giáo lý Phật cũng phải buông bỏ,mới có thể giác ngộ được. Và cũng chính kinh này đã nhấn mạnh đến tư tưởng “tấtcả pháp đều là Phật pháp”. Từ đó, ta không ngạc nhiên với chủ trương Cư trần lạcđạo (ở đời mà vui đạo) của vua Trần Nhân Tông.Bài phú viết về tư tưởng ở đời mà vui đạo này có tên chính thức là Cư trần lạc đạophú, gồm 10 hội. Cho nên, trong bản thư mục của An Thiền viết vào đầu thế kỷthứ 19 ở Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 5a6, nó được gọi là Trần triều thậphội lục. Ngay câu mở đầu của hội thứ nhất, Trần Nhân Tông đ ã xác định cho tabiết phạm trù đời và đạo ở đây có nghĩa gì:Mình ngồi thành thịNết dụng sơn lâm(Hội thứ nhất)Đời là thành thị, đạo là sơn lâm. Nhưng một con người dù ở thành thị, gánh vácbao nhiêu việc đời, song cách xử lý vấn đề của người ấy vẫn thanh tịnh trong sạchnhư ở núi rừng. Đây rõ ràng phản ảnh quan điểm “chẳng hỏi đại ẩn tiểu ẩn, khôngchia tại gia xuất gia”, mà Trần Thái Tông đã đề ra. Xưa nay ai cũng biết đại ẩn làsống ở thị thành mà vẫn giữ lòng mình trong sáng, còn tiểu ẩn là tránh vào núirừng để trau dồi bản thân. Người Phật tử Việt Nam vào thời Trần, như thế, tùy vàothành phần xã hội, tùy theo khả năng, mà thể hiện đạo sống của mình ở giữa đời.Cho nên để giác ngộ, họ chỉ cần:Dứt trừ nhân ngã,Thì ra thực tướng kim cươngDừng hết tham sân,Mới làu lòng mầu viên giác.(Hội thứ hai)Từ đó, không có vấn đề phải tìm một nơi nào khác, ngoài chỗ mình đang sống, đểtìm ra sự giác ngộ được. Nếu vào thời mình vua Trần Thái Tông đã nghe quốc sưPhù Vân nói tới việc “trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng, lònglặng mà hiểu, đó chính là chân Phật” thì khi viết Cư trần lạc đạo phú, vua TrầnNhân Tông cũng đã đồng tình:Áng tư tài, tính sáng chẳng tham,Há vì ở Cánh Diều Yên TửRần thanh sắc, niệm dừng chẳng chuyển,Lọ chi ngồi am Sạn non Đông.Đâu phải vì sống ở trên núi Cánh Diều của Yên Tử hay tại am Sạn của Đông Sơn,mà người ta có thể giác ngộ được.Nhữn ...

Tài liệu được xem nhiều: