Danh mục

Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 313.11 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài báo này nhóm tác giả sẽ phân tích, đánh giá về thực trạng áp dụng quy định pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM HÌNH ẢNH CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI Lê Ngô Thảo Tiên, Phạm Ngọc Mai Thi, Nguyễn Thị Tuyết Huê, Từ Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Dương Ánh Sương* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Ngày nay mạng xã hội phổ biến với người dân nước ta, với tốc độ sự lan truyền thông tin nhanh, con người đã dần khai thác mọi phương diện từ việc tìm hiểu, học hỏi cho đến tra cứu và chia sẻ thông tin với nhau. Chúng ta không quá khó để tìm thấy hình ảnh cá nhân của người khác trên Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,… Mặt khác, một bộ phận nhỏ cá nhân lợi dụng việc lưu trữ và sử dụng hình ảnh một cách dễ dàng trên mạng xã hội để trục lợi, chê bai, nhục mạ. Điều đó đã xâm phạm trực tiếp đến các quyền và lợi ích cá nhân của người khác. Đây là một quyền dân sự được pháp luật ghi nhận và bảo vệ tại Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, Luật An ninh mạng 2018. Trong phạm vi bài báo này nhóm tác giả sẽ phân tích, đánh giá về thực trạng áp dụng quy định pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối vớ hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Từ khóa: an ninh mạng, bồi thường thiệt hại, mạng xã hội, xâm phạm, hình ảnh cá nhân. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi cá nhân điều có quyền đối với hình ảnh của chính mình và hoàn toàn có quyền cho phép người khác sử dụng hình ảnh trong một số trường hợp. Ngoài ra việc sử dụng được trả thù lao đối với các mục đích thương mại. Tuy nhiên hiện nay với mức độ lan truyền của các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là mạng xã hội thì không ít các trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác trái phép khi không có sự đồng ý của họ. Điều đó đã gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của chủ sở hữu hình ảnh đó. Vì vậy, tại BLDS 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015 được quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là một căn cứ buộc những chủ thể có hành vi gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải có trách nhiệm bồi thường theo luật định. Hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân trái phép trên mạng xã hội hiện nay với nhiều hình thức đa dạng, chỉ bằng một vài thao tác đơn giản là có thể sử dụng hình ảnh của người khác một cách dễ dàng. Việc sử dụng hình ảnh của người khác trên mạng xã hội chủ yếu dưới 2019 hai dạng nhằm mục đích thương mại và phi thương mại. BLDS năm 2015 cũng đã liệt kê các trường hợp sử dụng hình ảnh không cần xin phép là hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, cụ thể là hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì không bị xem là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh. 2 KHÁI QUÁT 2.1 Khái niệm Hiện nay pháp luật nước ta vẫn chưa có văn bản định nghĩa về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội. Theo như những phân tích ta có quan niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội là: việc sử dụng hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội nhưng không có sự cho phép của họ. Hành vi này đang xâm phạm quyền về hình ảnh gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín cá nhân người khác. Với hành vi này, tùy thuộc vào mức độ vi phạm cũng như hậu quả xảy ra thì bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm dân sự, hoặc nặng hơn là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi sử dụng hình ảnh của người khác đều vi phạm như việc sử dụng hình ảnh của cá nhân đã được người đó đồng ý, việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại và trả thù lao cho người có hình ảnh theo quy định tại Điều 32 BLDS 2015. 2.2 Quy định pháp luật Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội. Bởi lẽ, hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội không gây trực tiếp đến tài sản, tính mạng của bị hại. Vì vậy hành vi này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác khi sử dụng hình ảnh trái phép của họ. BLDS năm 2015 cũng có những điểm mới về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi không đề cập đến yếu tố lỗi. Từ đó, ta có thể khái quát được trách nhiệm bồi thường do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín qua các căn cứ sau: Căn cứ khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Mặc dù tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 vẫn chưa nêu rõ điều kiện nào để được xem là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nhưng ta có thể thấy, điều kiện tiên quyết để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung là phải có thiệt hại phát sinh trên thực tế, nếu không có thiệt hại thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Như vậy chúng ta sẽ dựa vào các điều kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín để xác định trách niệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội như sau: 2020 Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Thiệt hại là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục lại tình trạng trư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: