Mục tiêu doanh nghiệp và mục tiêu marketing
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mục tiêu doanh nghiệp và mục tiêu marketing Mục tiêu doanh nghiệp và mục tiêu marketing Mục tiêu kinh doanh Một doanh nghiệp bắt đầu hình thành vào một thời điểm nào đó với một số nguồn tài nguyên (nhân, vật lực) và mong muốn sử dụng những nguồn tài nguyên nầy để đạt được một điều gì đó. Điều mà doanh nghiệp muốn đạt được tức là mục tiêu của doanh nghiệp vốn được mô tả như là một đích đến mong muốn và thường là dưới dạng một mức lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận làm hài lòng cổ đông cũng như chủ đầu tư. Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên của doanh nghiệp. Và cách làm như thế nào để đạt được những mục tiêu nầy thì đó chính là chiến lược của công ty. Điều nầy có nghĩa là những mong muốn được đề cập như là tăng thị phần, tạo ra một hình ảnh thương hiệu mới, đạt được x% tăng trưởng về doanh số .v.v. thực tế là chiến lược ở cấp công ty. Trên thực tế, công ty điều hành hoạt động kinh doanh thông qua các bộ phận chức năng, cho nên những gì được gọi là chiến lược ở cấp công ty trở thành mục tiêu trong phạm vi bộ phận chức năng. Mục tiêu marketing Từ quan điểm trên, mục tiêu marketing là những số liệu cụ thể về cái mà doanh nghiệp bán (sản phẩm, dịch vụ, giải pháp) và bán cho ai (thị trường). Cụ thể như: Doanh thu và lợi nhuận Thị trường và thị phần Thương hiệu và định vị thương hiệu Một cách nhìn khác của mục tiêu marketing: Duy trì phát triển kinh doanh. Tạo sự khác biệt cho thương hiệu Tối ưu hóa lợi nhuận Duy trì và cải thiện quan hệ khách hàng ... Từ những mục tiêu chung nói trên, các CMO triển khai cụ thể tùy thuộc vào tình hình của từng công ty. Đặt mục tiêu như thế nào? Có những mục tiêu đặt ra nghe rất to tát, nhưng thực ra chỉ để cho có mục tiêu vì ngay chính người đặt ra mục tiêu ấy biết rằng sẽ không bao giờ đạt được. Lại có những mục tiêu đặt ra nghe có vẻ rất kêu nhưng rồi có đạt được hay không cũng không ai kiểm chứng được. Lại có những mục tiêu đặt ra mà người đặt ra có tình 'chơi chữ', hay nói cụ thể hơn là muốn hiểu kiểu gì cũng được và chẳng biết đến bao giờ mới đạt được. Trong marketing xác định một mục tiêu cụ thể là một yêu cầu tiên quyết để có thể xây dựng một chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. Một mục tiêu cụ thể còn giúp cho người làm marketing có thể đo lường hiệu quả của việc thực hiện chiến lược marketing của mình. Ngoài ra, việc đặt ra một mục tiêu cụ thể, khả thi còn thể hiện trình độ và sự quyết tâm của người làm marketing. Những mục tiêu chung chung đại khái như 'phấn đấu tăng thị phần', 'phấn đấu kinh doanh đạt hiệu quả cao', 'tăng doanh số so với năm trước' hay khá kêu như 'giành thị phần của đối thủ cạnh tranh', 'trở thành một trong những sản phẩm hàng đầu' v.v. đều sẽ chẳng giúp doanh nghiệp đi đến đâu bởi vì đích đến của họ quá mơ hồ. Đồng ý là hầu hết các chiêu thị mà marketing tung ra đều nhắm đến tăng thị phần, tăng doanh số, nhưng vấn đề là tăng bao nhiêu? cần thời gian bao lâu để đạt được? Để tăng 5% doanh số thì công sức vốn liếng cần đầu tư thể hiện qua chiến lược marketing sẽ khác với mục tiêu tăng 200% doanh số. S= Specific: Cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu phải thật cụ thể. Chẳng hạn nếu là nhằm tăng thị phần thì là tăng bao nhiêu phần trăm? Tăng doanh số thì phải cụ thể là bao nhiêu USD/Đồng? Cần bao nhiêu lâu, ngày, tháng năm nào kết thúc? Bằng cách nào? Nguồn vốn, nhân lực từ đâu?... M= measurable: Có thể đo đếm được. Mục tiêu đưa ra phải có đơn vị, con số cụ thể để có thể đo đếm được. Chẳng hạn như %; USD/Đồng; giờ, ngày, tháng; kg; tấn; lược khách v.v. để đến khi kết thúc năm, kết thúc chương trình, kế hoạch có thể xác định được ngay là đạt hay không đạt mục tiêu đề ra. A= Achievable: Có thể đạt được. Mục tiêu đặt ra cần phải vừa đủ cao để tranh thủ khai thác hết tiềm năng thị trường và tận dụng hết năng lực của doanh nghiệp, nhưng cũng phải thực tế ở mức có thể đạt được. Bởi nếu đặt ra mục tiêu mà ngay từ đầu mọi người đều có thể nhận ra ngày là có cố cách mấy cũng chẳng bao giờ đạt được thì sẽ chẳng ai cố gắng làm gì. R= Realistic: Thực tế. Mục tiêu đặt ra phải sát với năng lực và phải thực tế, liệu bạn có có đủ tài nguyên nhân vật lực để đạt được mục tiêu ấy hay không? Muốn thế người đưa mục tiêu phải am hiểu thị trường, phải biết người, biết ta. T= Timed: Có hạn mức thời gian. Bạn cần bao lâu để đạt được mục tiêu đề ra. Ngày tháng năm nào? Một số ví dụ về mục tiêu SMART: Đạt được tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần 20% vào trước cuối tháng 12 năm 2009. (mục tiêu về lợi nhuận) Đạt 25% thị phần của thị trường cà phê hoà tan vào trước cuối năm 2009. (mục tiêu thị về thị phần) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mẹo lập kế hoạch mục tiêu kinh doanh cách lập kế hoạch chiến lược kinh doanh chiến lược marketingTài liệu cùng danh mục:
-
45 trang 471 3 0
-
Nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ của GS25 tại thành phố Hồ Chí Minh
5 trang 342 7 0 -
Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả: Nhìn từ Hàn Quốc
8 trang 317 0 0 -
44 trang 313 2 0
-
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 192 0 0 -
Phần 3: Các công cụ cơ bản trong máy tính và truyền thông
14 trang 167 0 0 -
115 trang 166 2 0
-
Cuộc chiến Phân kỳ - Tích hợp nhiều tranh cãi bậc nhất trong giới marketing
3 trang 148 0 0 -
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 3 - Huỳnh Huy Hạnh
9 trang 133 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam
12 trang 117 0 0
Tài liệu mới:
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Đánh giá thiết kế nhà ở xã hội tại quận hà đông TP Hà Nội
144 trang 0 0 0 -
87 trang 0 0 0
-
Quyết định số 190/2019/QĐ-UBND tỉnh BìnhDương
10 trang 0 0 0 -
70 trang 1 0 0
-
Chapter 16: Monopolistic competition
78 trang 1 0 0 -
130 trang 0 0 0
-
DN có vốn đầu tư nước ngoài, nên chốt theo tỷ lệ sở hữu nào?
3 trang 1 0 0 -
Thu hút đầu tư trở lại quê hương của các đồng bào đang làm ăn sinh sống xa tổ quốc
20 trang 0 0 0 -
17 trang 0 0 0
-
26 trang 0 0 0