Nâng cao hiệu quả đánh giá học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 908.89 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày các căn cứ để đánh giá trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học, góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá năng lực khoa học của HS trong dạy học Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả đánh giá học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(12), 24-28 ISSN: 2354-0753 NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ CẤP TIỂU HỌC Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Trần Thị Kim Cúc Email: ttkcuc@ued.udn.vn Article history ABSTRACT Received: 03/5/2023 Assessment is one of the prescribed duties for teachers in teaching. Accepted: 28/5/2023 Assessment in teaching History and Geography at primary school level helps Published: 20/6/2023 teachers collect information about students achievements when performing learning tasks, thereby determining students scientific competence. This Keywords article presents the basis for assessment in teaching History and Geography Assessment, student, at primary school level in order to improve the effectiveness of assessing teaching, History and students scientific competence in this subject as well as in teaching at primary Geography, primary schools schools.1. Mở đầu Đánh giá có vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Đánh giá nhằm làm rõ mức độ hoàn thànhmục tiêu dạy học. Với kết quả kiểm tra, GV nêu nhận xét hoặc kết hợp giữa nhận xét với điểm số. Qua đó, GV cóbiện pháp để điều chỉnh hoạt động dạy học, kế hoạch giảng dạy và cả việc tổ chức, quản lí các nhiệm vụ học tập cũngnhư quản lí HS sao cho hiệu quả. “Trong quá trình giáo dục, đánh giá HS là nội dung quan trọng nhằm thu đượcthông tin ngược từ phía người học, điều chỉnh hoạt động dạy và học đảm bảo vì sự tiến bộ của HS” (Đỗ Minh Trang,2020, tr 40). Trong dạy học phát triển năng lực hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực đượccoi trọng và được xem là biện pháp hỗ trợ tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học. Việc đánh giá năng lực hướngđến đánh giá vì sự tiến bộ của HS, nhấn mạnh đến đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) và đánh giá định kì(đánh giá tổng kết). Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai ở lớp 1, 2, 3. Môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học sẽđược dạy học vào năm học 2023-2024. Môn học này trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ hướng đếnhình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù là năng lực khoa học (Bộ GD-ĐT,2018b). Thực tế hiện nay, nhiều GV còn lúng túng trong việc đánh giá năng lực của HS. Để việc đánh giá theo nănglực đáp ứng yêu cầu đặt ra trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, cần có những nghiên cứu về vấn đềnày nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học. Bài báo trình bày các căn cứ để đánh giátrong dạy học môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học, góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá năng lực khoa học của HStrong dạy học Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động của người dạy sử dụng để thu thập thông tin của người họctrong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá. Đánh giá là thuật ngữ chỉ quá trình hình thànhnhững nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học hoặc đưa ra nhữngquyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểmtra. Tác giả Xavier Roegiers (1996) chỉ ra đánh giá là một quá trình có chủ đích, có hệ thống, dựa trên những tiêu chítường minh và hướng về việc ra quyết định. Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2016) cho rằng, đánh giá nhằmhoàn chỉnh các mặt kết quả theo mục đích. Đánh giá nhằm đưa ra phán định có giá trị để từ đó quyết định thay đổi,cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp, mục tiêu của quá trình dạy và học. Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể nhận định: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hìnhthành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiếnthức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạtđộng nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể (Bộ GD-ĐT, 2018a). Chương trình giáo dụcphổ thông 2018 góp phần hình thành, phát triển những năng lực chung, năng lực đặc thù ở tất cả các môn học và 24 VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(12), 24-28 ISSN: 2354-0753hoạt động giáo dục. Từ đó có thể nhận thấy rằng, năng lực là yếu tố quan trọng để phát triển cho HS trong quá trìnhdạy học ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả đánh giá học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(12), 24-28 ISSN: 2354-0753 NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ CẤP TIỂU HỌC Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Trần Thị Kim Cúc Email: ttkcuc@ued.udn.vn Article history ABSTRACT Received: 03/5/2023 Assessment is one of the prescribed duties for teachers in teaching. Accepted: 28/5/2023 Assessment in teaching History and Geography at primary school level helps Published: 20/6/2023 teachers collect information about students achievements when performing learning tasks, thereby determining students scientific competence. This Keywords article presents the basis for assessment in teaching History and Geography Assessment, student, at primary school level in order to improve the effectiveness of assessing teaching, History and students scientific competence in this subject as well as in teaching at primary Geography, primary schools schools.1. Mở đầu Đánh giá có vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Đánh giá nhằm làm rõ mức độ hoàn thànhmục tiêu dạy học. Với kết quả kiểm tra, GV nêu nhận xét hoặc kết hợp giữa nhận xét với điểm số. Qua đó, GV cóbiện pháp để điều chỉnh hoạt động dạy học, kế hoạch giảng dạy và cả việc tổ chức, quản lí các nhiệm vụ học tập cũngnhư quản lí HS sao cho hiệu quả. “Trong quá trình giáo dục, đánh giá HS là nội dung quan trọng nhằm thu đượcthông tin ngược từ phía người học, điều chỉnh hoạt động dạy và học đảm bảo vì sự tiến bộ của HS” (Đỗ Minh Trang,2020, tr 40). Trong dạy học phát triển năng lực hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực đượccoi trọng và được xem là biện pháp hỗ trợ tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học. Việc đánh giá năng lực hướngđến đánh giá vì sự tiến bộ của HS, nhấn mạnh đến đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) và đánh giá định kì(đánh giá tổng kết). Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai ở lớp 1, 2, 3. Môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học sẽđược dạy học vào năm học 2023-2024. Môn học này trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ hướng đếnhình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù là năng lực khoa học (Bộ GD-ĐT,2018b). Thực tế hiện nay, nhiều GV còn lúng túng trong việc đánh giá năng lực của HS. Để việc đánh giá theo nănglực đáp ứng yêu cầu đặt ra trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, cần có những nghiên cứu về vấn đềnày nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học. Bài báo trình bày các căn cứ để đánh giátrong dạy học môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học, góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá năng lực khoa học của HStrong dạy học Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động của người dạy sử dụng để thu thập thông tin của người họctrong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá. Đánh giá là thuật ngữ chỉ quá trình hình thànhnhững nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học hoặc đưa ra nhữngquyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểmtra. Tác giả Xavier Roegiers (1996) chỉ ra đánh giá là một quá trình có chủ đích, có hệ thống, dựa trên những tiêu chítường minh và hướng về việc ra quyết định. Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2016) cho rằng, đánh giá nhằmhoàn chỉnh các mặt kết quả theo mục đích. Đánh giá nhằm đưa ra phán định có giá trị để từ đó quyết định thay đổi,cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp, mục tiêu của quá trình dạy và học. Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể nhận định: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hìnhthành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiếnthức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạtđộng nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể (Bộ GD-ĐT, 2018a). Chương trình giáo dụcphổ thông 2018 góp phần hình thành, phát triển những năng lực chung, năng lực đặc thù ở tất cả các môn học và 24 VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(12), 24-28 ISSN: 2354-0753hoạt động giáo dục. Từ đó có thể nhận thấy rằng, năng lực là yếu tố quan trọng để phát triển cho HS trong quá trìnhdạy học ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Giáo dục Giáo dục tiểu học Đánh giá học sinh Đánh giá trong giáo dục Dạy học môn Lịch sử cấp tiểu học Dạy học môn Địa lí cấp tiểu họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
37 trang 467 0 0
-
31 trang 349 0 0
-
2 trang 296 3 0
-
7 trang 276 0 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 272 0 0 -
Tài liệu học tập: Cảm thụ văn học và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiêu học
44 trang 245 1 0 -
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 230 4 0 -
5 trang 210 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 190 0 0 -
5 trang 183 0 0