Danh mục

Nâng cao kết quả khởi nghiệp thông qua đổi mới mô hình kinh doanh: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 579.95 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa các thành phần của đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả khởi nghiệp của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mối quan hệ này được kiểm chứng qua mẫu khảo sát 425 chủ doanh nghiệp khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần của đổi mới mô hình kinh doanh có ảnh hưởng dương đến kết quả khởi nghiệp. Cuối cùng, nghiên cứu đã kết luận và đưa ra hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và hướng cứu tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao kết quả khởi nghiệp thông qua đổi mới mô hình kinh doanh: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> NÂNG CAO KẾT QUẢ KHỞI NGHIỆP THÔNG QUA<br /> ĐỔI MỚI MÔ HÌNH KINH DOANH: NGHIÊN CỨU<br /> TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP<br /> TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU<br /> Nguyễn Quang Thu1, Ngô Quang Huân2,<br /> Trần Nha Ghi3, Hà Kiên Tân4<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa các thành phần của đổi mới mô hình kinh doanh và<br /> kết quả khởi nghiệp của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mối quan hệ này<br /> được kiểm chứng qua mẫu khảo sát 425 chủ doanh nghiệp khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho<br /> thấy các thành phần của đổi mới mô hình kinh doanh có ảnh hưởng dương đến kết quả khởi nghiệp.<br /> Cuối cùng, nghiên cứu đã kết luận và đưa ra hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp khởi nghiệp<br /> và hướng cứu tiếp theo.<br /> Từ khóa: Đổi mới mô hình kinh doanh, kết quả khởi nghiệp<br /> <br /> IMPROVE BUSINESS START-UP RESULTS THROUGH INNOVATION<br /> OF BUSINESS MODEL: CASE STUDY OF START-UP ENTERPRISES<br /> IN BA RIA - VUNG TAU PROVINCE<br /> ABSTRACT<br /> This study examines the relationship between components of business model innovation and<br /> start-up performance of start-up firms in Ba Ria - Vung Tau province. This relationship is verified<br /> based on a sample of 425 start-up owners. The findings show that components of business model<br /> innovation positively influence start-up performance. In conclusion, the study proposes policy<br /> implications for start-up firms and suggests directions for further researches.<br /> Key words: Business model innovation, start-up performance<br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi<br /> nghiệp (DNKN) tồn tại trong những năm đầu là một quá trình khó khăn. Tại Việt Nam, theo thống<br /> kê của GEM (2016) cho thấy tỷ lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự là 13,7% bao gồm<br /> tỷ lệ các hoạt động kinh doanh đang khởi sự (dưới 3 tháng) là 1% và tỷ lệ các hoạt động kinh doanh<br /> mới khởi sự thành công (dưới 3,5 năm) là 12.7% (Hình 1). Nguyên nhân thất bại của các DNKN là<br /> chưa xây dựng chất lượng mối quan hệ và đổi mới mô hình kinh doanh (MHKD) (Nguyễn Quang<br /> Thu và cộng sự, 2016). Nghiên cứu này đề cập đến sự thất bại của DNKN là chưa đổi mới MHKD<br /> ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp. Mối quan hệ này chưa được kiểm định từ các nghiên cứu trên<br /> thế giới cũng như tại Việt Nam.<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> PGS.TS, Giảng viên Khoa Quản trị ĐH Kinh tế TP.HCM<br /> Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Quản trị ĐH Kinh tế TP.HCM<br /> Thạc sĩ, Giảng viên Trường ĐH BRVT<br /> Thạc sĩ, Giảng viên Trường ĐH KT – KT Bình Dương<br /> 158<br /> <br /> Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br /> <br /> Hình 1. Phát triển kinh doanh ở Việt Nam (GEM, 2016)<br /> <br /> Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) là một địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,<br /> rất chú trọng đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). Tỉnh đã tạo điều kiện thúc đẩy hệ sinh thái<br /> khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp ĐMST, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy quá trình<br /> hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp (DN) có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai<br /> thác tài sản trí tuệ, công nghệ, MHKD mới (Quyết định số 3380/QĐ-UBND). Vì vậy, nghiên cứu<br /> này thực hiện nhằm đạt ba mục tiêu: (1) xác định các thành phần đổi mới MHKD; (2) xem xét mối<br /> quan hệ giữa đổi mới MHKD và kết quả khởi nghiệp (KQKN); (3) đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng<br /> cao KQKN. Đối tượng khảo sát là chủ các DNKN hoạt động trên tỉnh BRVT, loại trừ các DNKN<br /> hoạt động trong lĩnh vực tài chính.<br /> Cấu trúc bài viết gồm các phần: Giới thiệu nghiên cứu, Cơ sở lý thuyết và lược khảo các công<br /> trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan, Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, Kết quả và thảo luận,<br /> Kết luận và hàm ý quản trị.<br /> 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br /> THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN<br /> 2.1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích<br /> 2.1.1. Đổi mới mô hình kinh doanh<br /> Đổi mới MHKD là tái cấu trúc các hoạt động trong MHKD hiện tại của DN nhằm tạo ra sự đổi<br /> mới của sản phẩm/dịch vụ (SP/DV), là một phương pháp đổi mới tinh gọn vì các nguồn lực, năng<br /> lực đã có sẵn và có thể tiết kiệm đầu tư ở mức tối thiểu (Santos và cộng sự, 2009). Aspara (2009)<br /> định nghĩa ...

Tài liệu được xem nhiều: